Nhà nước nâng cao quản lý đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm nhằm tránh những thiệt hại về các mục tiêu văn hóa xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và đồng bộ trong lĩnh vực này. Dưới đây là quy định của pháp luật về hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về hoạt động xuất bản phẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật xuất bản năm 2018 thì có thể nói, xuất bản là việc tổ chức và cá nhân khai thác các bản thảo, tiến hành hoạt động biên tập thành các bản mẫu để in ấn và phát hành trên thực tế, hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử cung ứng đến người tiêu dùng. Từ hoạt động xuất bản thì các chủ thể sẽ cho ra được rất nhiều xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, xuất bản phẩm chính là các tác phẩm và tài liệu được hình thành từ hoạt động xuất bản. Xuất bản phẩm chữa được nhiều phương diện khác nhau, bao gồm kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật … được xuất bản thông qua các nhà xuất bản hoặc được xuất bản thông qua các cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh hoặc bằng âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức phong phú sau đây:
– Sách in;
– Sách chữ nổi;
– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
– Các loại lịch;
– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Hoạt động in ấn xuất bản phẩm là một trong những hoạt động đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vì vậy khi các chủ thể tiến hành hoạt động in xuất bản phẩm và phát hành lưu thông trên thị trường thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động viên xuất bản phẩm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ để đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định cụ thể trong phần dưới đây. Thành phần hồ sơ trong thủ tục cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đọc bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm sẽ thuộc về Bộ thông tin và truyền thông sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép in xuất bản phẩm cho các cơ sở in ấn của cơ quan và tổ chức ở cấp trung ương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm cho các cơ sở in ở cấp địa phương mà mình quản lý. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ bằng cách nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 15 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phẩm phải tiến hành hoạt động xem xét hồ sơ. Nếu như xét thấy hồ sơ còn thiếu thì cần phải yêu cầu các chủ thể nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Sau thời hạn nêu trên mà xét thấy các cơ sở in đã đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm trên thực tế. Nếu như xét thấy các cơ sở in không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản từ chối việc cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm trong đó nêu rõ lý do. Khi nhận được
Lưu ý: Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không tốn phí hoặc lệ phí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật xuất bản năm 2018, thành phần hồ sơ mà các cơ sở in cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập cơ sở in theo quy định của pháp luật;
– Sơ yêu lý lịch của những người đứng đầu cơ sở in theo quy định của pháp luật;
– Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất để tiến hành hoạt động in ấn xuất bản phẩm, tài liệu chứng minh về các thiết bị phục vụ cho quá trình in ấn xuất bản phẩm để có thể thực hiện các công đoạn chế bản và in ấn, tiến hành hoạt động gia công sau khi in ấn xuất bản phẩm và phát hành trên thực tế;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xuất trình thêm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê mặt bằng, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị chứng minh về việc giao đất, thuê đất hoặc thuê nhà xưởng để tiến hành hoạt động sản xuất trên thực tế;
– Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in ấn cấp cho người đứng đầu cơ sở in, bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành in ấn trở lên, hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hoạt động in ấn xuất bản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông cấp;
– Tài liệu chứng minh về các thiết bị đáp ứng đầy đủ điều kiện trong quá trình in ấn xuất bản phẩm, bản sao các loại giấy tờ về sở hữu và thuê mua thiết bị, trường hợp chưa có thiết bị thì trong hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm phải kèm theo được các danh mục thiết bị dự kiến đầu tư trong tương lai. Trong khoảng thời hạn 06 tháng được tính kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động in ấn xuất bản phẩm trên thực tế thì các cơ sở in phải hoàn thành việc mua bán hoặc thuê mua đầy đủ thiết bị theo những danh mục đã dự kiến đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, sau đó gửi bản mua và chứng từ mua hoặc thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm;
– Bản sao có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền các loại giấy tờ chứng nhận đầy đủ điều kiện an ninh trật tự , vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Theo đó thì các cơ sở in khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động in ấn xuất bản phẩm thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
Để được cấp giấy phép hoạt động in ấn xuất bản phẩm thì căn cứ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản và
– Người đứng đầu cơ sở in ấn tiến hành hoạt động in xuất bản phẩm phải là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam, chủ thể đó phải có nghiệp vụ quản lý trong hoạt động ít ấn xuất bản phẩm trên thực tế và có giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và phải đáp ứng được đầy đủ các quy chuẩn khác theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ sở in ấn có thể là người đại diện theo pháp luật được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc quyết định thành lập của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm phải có mặt bằng sản xuất và đáp ứng được đầy đủ các thiết bị để thực hiện một hoặc toàn bộ công đoạn chế bản, in ấn và gia công sau khi in xuất bản phẩm;
– Cơ sở lý luận phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm trên thực tế.
– Như vậy thì hoạt động in xuất bản phẩm là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vì vậy để có thể được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm thì các cơ sở in cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2018;
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản và