Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là gì? Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động để làm gì? Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động?
Hiện nay, vấn đề giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động rất được quan tâm, bởi đây là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng. Khi hưởng chế độ ốm đau thì người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ theo quy định của pháp luật để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Vậy hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động.
1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là gì?
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là những giấy tờ pháp lý cần thiết theo quy định để hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động.
2. Hồ sở hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động để làm gì?
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là hồ sơ được dùng để giải quyết những trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động trong đơn vị.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động.
Người lao động là người làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
3. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động
* Khi có đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thì người lao động cần chuẩn bị những tài liệu sau:
– Đối với bản thân người lao động: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh cấp.
– Đối với người lao động mắc bệnh dài ngày: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị
– Đối với người lao động chăm sóc con ốm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao).
– Căn cứ theo phụ lục 5
– Đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm:
+ Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp.
+ Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước hoặc xác nhận của cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữa bệnh.
– Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm:
+ Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy KCB do cơ sở y tế nước ngoài cấp.
+ Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài.
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
– Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.
* Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Mẫu C70a-HD theo QĐ 636/QĐ-BHXH danh sách hưởng chế độ ốm đau.
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp
Bước 2: Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ và thực hiện
Hàng quý hoặc tháng:
+ Doanh nghiệp lập mẫu C70a-HD
+ Kèm theo hồ sơ của người lao động
– Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa hoặc nộp qua bưu điện.
– Bước 3: Nhận kết quả:
– Đơn vị sử dụng lao động: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người lao động đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động
– Người lao động nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
+ Thông qua đơn vị sử dụng lao động;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay cácchế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính
– Số lượng hồ sơ: 1 bộ
* Thời hạn nộp hồ sơ: Đơn vị lập và nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
* Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm ( Điều 8 Quyết định 636/2016/QĐ- BHXH)
– Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
– Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
– Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính)
* Trách nhiệm của người sử dụng lao động ( Điều 12 Quyết định 636/2016/QĐ- BHXH)
– Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 11.
– Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đối với từng người lao động theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 8; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9.
– Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN và quy định của chính sách để quyết định về số người lao động và số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN theo quy định; trường hợp tại đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động quyết định.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu C70a-HD quy định tại Khoản 3 Điều 8, Khoản 8 Điều 9 và Điều 10 nộp 01 bản cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản của từng người lao động cùng bản điện tử (theo định dạng của BHXH Việt Nam) Danh sách theo mẫu C70a-HD nêu trên.
– Trong trường hợp người lao động nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả đến người lao động trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được tiền và Danh sách theo mẫu C70b-HD do cơ quan BHXH chuyển đến.
– Lưu trữ theo quy định Danh sách theo mẫu C70a-HD; Danh sách theo mẫu C70b-HD.
Như vậy, khi giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động thì trước hết người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết. Tuy nhiên, người lao động cần phải cung cấp đầy đủ thông tin để được giải quyết một cách nhanh chóng nhất. Người lao động có thể nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc trực tiếp, sau khi nộp xong hồ sơ thì trong thời gian 10 ngày làm việc thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động hoặc được chi trả trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.