Thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự một số giấy tờ cho người lao động nước ngoài phải làm hồ sơ như thế nào?
Thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự một số giấy tờ cho người lao động nước ngoài phải làm hồ sơ như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, bên tôi có người lao động nước ngoài, đang muốn làm thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự một số giấy tờ. Để thực hiện thủ tục này thì họ phải làm hồ sơ như thế nào? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 và Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20 tháng 3 năm 2012. Để thực hiện thủ tục nêu trên bên người có nhu cầu sẽ phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
+ Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
+ Bản chụp giấy tờ tùy thân không phải chứng thực.
+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nếu có từ hai tờ trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc phải được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng hình thức bảo đảm khác để không thể thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó.
+ Bản dịch giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm đ khoản 1 các Điều 14 và 15 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 không phải chứng thực; người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
+ Giấy tờ, tài liệu không cần kèm theo bản dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 là giấy tờ, tài liệu được lập bằng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Đức đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện tương ứng ở Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức. Quy định này cũng áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu được lập bằng các thứ tiếng khác, đề nghị hợp pháp hóa tại các Cơ quan đại diện khác, nếu Cơ quan đại diện này có cán bộ tiếp nhận hồ sơ hiểu được thứ tiếng đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra: Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện thì phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.
Bên cần thực hiện sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những nội dung nêu trên để thực hiện thủ tục đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Công văn, văn kiện ngoại giao
– Vai trò của lễ tân ngoại giao
– Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài