Vậy nếu vợ tôi muốn làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản thì cần những giấy tờ gì? Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản? Thời hạn giải quyết chế độ thai sản là bao nhiêu lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi nghỉ sinh em bé được ba tháng nay, vợ tôi chuẩn bị quay trở lại công ty làm việc. Vậy nếu vợ tôi muốn làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản thì cần những giấy tờ gì? Mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 113 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021”, cụ thể như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.
– Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.
Luật sư
– Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về chế độ thai sản khi xin nghỉ việc
- 2 2. Đóng BHXH ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không?
- 3 3. Thời hạn giải quyết chế độ thai sản
- 4 4. Mức lương để tính hưởng chế độ thai sản
- 5 5. Chế độ thai sản mới có gì khác với chế độ thai sản cũ?
- 6 6. Giải quyết chế độ tập sự và chế độ thai sản
- 7 7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành
- 8 8. Tư vấn điều kiện lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2017
1. Hỏi về chế độ thai sản khi xin nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm cho công ty đóng bảo hiểm được 4 năm 5 tháng. Sau hơn 1 tháng tôi nghỉ việc thì có thai. Trường hợp của tôi như vậy có hưởng được chế độ thai sản không ạ?
Luật sư tư vấn
Theo quy đinh của Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2006: Người lao động phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Quy định “đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng” được hiểu là tính cả thời gian khi tham gia gián đoạn ( không cần liên tục).
Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp của bạn mặc dù đã tham gia bảo hiểm đủ 4 năm 5 tháng nhưng tính trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì bạn không đủ 6 tháng đóng bảo hiểm do đó bạn không được hưởng chế độ thai sản.
2. Đóng BHXH ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi nghỉ việc tháng 1/2014, đến tháng 3/2014 tôi mới bắt đầu đi làm ở công ty mới. Trong 2 tháng nghỉ việc ở nhà tôi không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đến tháng 7/2014 này tôi nghỉ sinh.Vậy trường hợp đóng ngắt quãng như tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo Quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Như vậy dù bạn đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng nhưng bạn đóng từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.
3. Thời hạn giải quyết chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi đang là giáo viên, tôi sinh em bé và đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật rồi. Tuy nhiên tôi đã làm hồ sơ hưởng nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là thời hạn hưởng đối với chế độ này được quy định như thế nào ? Hay do hồ sơ của tôi làm đang còn bị thiếu sót, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về hồ sơ hưởng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 53 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con
– Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu)
Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đã đóng bảo hiểm xã hội.
Lao động nữ được nghỉ sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trường sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.”
Thứ hai: Về thời gian giải quyết
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”
“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
4. Mức lương để tính hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được nâng lương từ 2,34 lên 2,67 từ 01/01/2015. Đến tháng 2/2015 tôi nghỉ chế độ thai sản. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi được hưởng chế độ thai sản ở mức lương 2,34 hay 2,67? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 35 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Điều 16 Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn Điều 35 Luật BHXH 2006 như sau:
“Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35
Căn cứ vào các quy định trên, nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội trên 6 tháng, bạn không được hưởng chế độ thai sản chỉ theo hệ số lương 2,34 hay chỉ theo hệ số lương 2,67 mà phải tính trung bình 6 tháng lương liền kề trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Tức là, từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014 bạn tính lương theo hệ số 2,34; tháng 01/2015 bạn tính lương theo 2,67, mức hưởng chế độ của bạn sẽ là bình quân tiền lương của 6 tháng này.
5. Chế độ thai sản mới có gì khác với chế độ thai sản cũ?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào luật sư, cháu đang có một bài tập, mong luật sư định hướng giúp cháu: chế độ thai sản 2014 có điểm gì mới so với chế độ thai sản 2006.
Luật sư tư vấn:
Chế độ thai sản năm 2014 có một số điểm mới so với chế độ thai sản 2006, bạn có thể căn cứ dựa trên những tiêu chí sau:
– Đối tượng tham gia và hưởng có bổ sung thêm: người làm việc theo
– Điều kiện hưởng có bổ sung: Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
– Thời gian tối đa hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
– Bổ sung quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nhờ mang thai hộ.
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: tăng lên mức cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Điều kiện lao động nữ sinh con đi làm trước thời hạn: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng và phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
6. Giải quyết chế độ tập sự và chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi đỗ công chức và có quyết định về tập sự tại trường từ ngày 1/8/2015 đến 1/8/2016 thì hết tập sư. Nhưng đến ngày 18/7/2016 tôi lại sinh con. Đến ngày 1/8/2016 tôi lại có quyết định chuyển về trường mới công tác. Vậy cho tôi hỏi trường nào có trách nhiệm làm tập sự và chế độ thai sản cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điểm a, d, Khoản 2, Điều 20, Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
“Điều 20. Chế độ tập sự
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. “
Như vậy, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội của chị không được tính vào thời gian tập sự. Tức là khi quay trở lại công tác, chị sẽ phải hoàn thành nốt 14 ngày tập sự (trong trường hợp chị bắt đầu nghỉ sinh con từ ngày 17/8/2016) hoặc số thời gian tập sự còn thiếu kể từ ngày chị nghỉ thai sản tại trường cũ hoặc tại trường mới nếu có sự phê duyệt điều chuyển tập sự từ trường cũ sang trường mới của chị. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra tại thời điểm chấm dứt tập sự thì cơ quan sử dụng công chức theo quyết định có ghi rõ nội dung chuyển nơi tập sự và trách nhiệm chuyển giao hay không để có cơ sở giải quyết.
Thời điểm chị nghỉ thai sản, chị vẫn đang là công chức tập sự tại trường cũ, vì vậy trường cũ của chị có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho chị theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.
7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia, em tham gia BHXH (từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016). Em sinh ngày 5/3/2016. Hiện tại em đang nghỉ thai sản ở nhà. Em muốn hỏi em có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
….
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi“.
Như vậy, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.Trong trường hợp của bạn đóng bảo hiểm từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016. Bạn sinh cháu ngày 05/3/2016 và đóng bảo hiểm 05 tháng. Vậy, bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
8. Tư vấn điều kiện lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2017
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây 1 năm tôi tham gia BHXH được 11 tháng do có việc gấp tôi phải nghỉ việc, bây giờ tôi tiếp tục đóng bảo hiểm từ tháng 8/2016 thì tới tháng 3/2017 này tôi sinh con có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Tôi xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Luật sư tư vấn điều kiện lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con:1900.6568
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo quy định trên, điều kiện lao động nữ sinh con hưởng chế độ thai sản khi người lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo như bạn trình bày, cách đây 1 năm bạn tham gia BHXH được 11 tháng, sau đó nghỉ việc và tiếp tục đóng bảo hiểm từ tháng 8/2016. Nếu bạn sinh con vào tháng 3/2017 thì tính lùi về 01 năm là 3/2016. Nếu bạn đảm bảo từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017 bạn tham gia đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.