Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất năm 2021. Người lao động muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội phải làm những gì? Phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần thiết nào để chốt sổ?
Khi có người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động đó. Chốt sổ Bảo hiểm xã hội là công việc dành cho người sử dụng lao động, không dành cho người lao động. Người lao động không thể tự đứng ra chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản. Và sau được thực hiện chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ thì người lao động mới có thể tiếp tục thực hiện việc đóng bảo hiểm của mình ở công ty mới được.
Hiện nay, thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động thường do kế toán của doanh nghiệp thực hiện, thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội được thực hiện khá đơn giản, người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của mình Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất như sau.
Tư vấn hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ việc trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động thực hiện gồm 2 bước:
Bước 1: Làm thủ tục Báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Làm thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội.
Theo đó khi làm thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng lao động cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau:
1. Hồ sơ báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Khi người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp thì người sử dụng lao động cần phải làm thủ tục báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Việc báo giảm này nhằm giúp cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể nắm được số người lao động đang đóng Bảo hiểm xã hội, và lao động đã dừng đóng Bảo hiểm xã hội để tiến hành thu tiền Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp báo giảm Bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không tiến hành thu tiền bảo hiểm của lao động đã báo giảm nữa.
Về hồ sơ báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
+ Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội (Mẫu D02-TS).
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
+ Tờ bìa sổ Bảo hiểm xã hội hoặc các tờ rời của sổ (trường hợp người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội nhiều lần)..
+ Thẻ Bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng của người lao động.
+ Bản sao
Thủ thủ tục báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc được thực hiện khá đơn giản, người sử dụng lao động chuẩn bị đủ hồ sơ nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện ghi nhận việc báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm xã hội:
Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm Bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động sẽ tiến hành chốt sổ Bảo hiểm cho người lao động.
Hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm:
+ Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thay đổi, điều chỉnh các thông tin liên quan đến đơn vị và người lao động (theo mẫu D01-TS)
+ Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động theo mẫu sổ cũ hoặc tờ rời Bảo hiểm xã hội theo mẫu sổ mới, trường hợp người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội nhiều lần thì chuẩn bị các bìa rời sổ Bảo hiểm xã hội (nếu có).
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS, 01 bản).
Thời hạn nộp hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm cho người lao động của người sử dụng lao động là 07 ngày kể từ ngày người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp, trong trường hợp chậm trễ thì không được quá 30 ngày làm việc. Nếu như làm thủ tục báo giảm và chốt sổ chậm so với thời gian thực tế nghỉ việc của người lao động thì người sử dụng lao động có thể bị truy thu tiền bảo hiểm theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
Trong quá trình thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động cần phải thanh toán hết số tiền đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động, nếu không đóng đủ số tiền này, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không tiến hành thực hiện thủ tục chốt sổ cho người lao động.
Người sử dụng lao động có thể làm thủ tục báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động liền một lúc, để thực hiện hai bước này người lao động chỉ cần chuẩn bị đầy đủ 02 loại hồ sơ để gửi trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận huyện, nộp qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tuyến của mạng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành gộp giải quyết cả 2 thủ tục này khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ và người sử dụng lao động đã thanh toán hết tiền Bảo hiểm xã hội của người lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm được không?
- 2 2. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho cho người lao động
- 3 3. Thời hạn chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 4 4. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động?
- 5 5. Điều kiện, trình tự, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội?
- 6 6. Làm thế nào khi công ty không chốt sổ bảo hiểm khi nghỉ việc
1. Có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Chuyên gia tư vấn Luật Dương Gia! Hiện tại tôi đang gặp vướng mắc vấn đề chốt sổ BHXH, công ty cũ không chốt sổ cho tôi do 2 bên xảy ra bất hòa. Công ty cũ có quy định, nhân viên qua thời gian thử việc sẽ được đóng BHXH, BHYT nhưng không ký HĐLĐ. Đồng thời nhân viên sẽ được hưởng 12 ngày phép/năm, nhưng thực tế thì nhân viên nghỉ phép ngày nào trừ lương thực lãnh ngày đó, cuối năm công ty tổng kết lại và trả lại tiền phép năm (nếu nhân viên đó còn làm việc tại công ty).
Trong quá trình làm việc tại đây do không đúng chuyên môn và không phát triển được nên tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc. Mọi chứng từ, file mềm tôi bàn giao và có ký nhận của kế toán trưởng, kế toán mới thay tôi. Trong lúc này tôi đang đảm nhiệm thêm công việc thủ quỹ, kiểm quỹ tôi bị mất hơn 5 triệu và tôi ký nhận sẽ chịu trách nhiệm trên số tiền đó.
Tôi đồng ý cho công ty trừ lương và số còn lại tôi sẽ trả bằng cách chuyển khoản và tài khoản chủ doanh nghiệp. Sau khi nhận phiếu lương của tháng tôi nghỉ (qua email), đồng thời tôi tổng hợp lại các ngày nghỉ phép của tôi trong năm đến lúc tôi nghỉ tỉnh ra khoản tiền, số tiền còn lại tôi chuyển trả hết cho công ty. Như vậy, tôi đã trả lại tiền do kiểm quỹ bị thiếu như sau: trừ lương tháng nghỉ việc + những ngày nghỉ phép đã bị trừ lương + số tiền chuyển khoản còn lại.
Hiện tại sổ BHXH tôi đang giữ và bây giờ tôi đang làm cho công ty mới. Tôi tiếp tục tham gia BHXH với số sổ như trên, nhưng tôi phải chốt sổ công ty cũ như thế nào? Tôi muốn tự mình đi chốt được không? Thủ tục chốt cần những giấy tờ gì? Và tôi đi đến đâu để chốt? Hiện tại tôi đang làm ở tỉnh nơi tôi có hộ khẩu cư trú, công ty cũ thì ở TP.HCM. Vì tôi không thể chuyển số qua cho công ty cũ, họ sẽ không chốt và còn giữ lại sổ để tiếp tục làm khó tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn từ chuyên gia Luật Dương Gia. Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.“
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm cho bạn, bạn có thể tự mình thực hiện thủ tục chốt sổ theo hướng dẫn tại Điều 19 Quyết định 1111/QĐ-BHXH như sau:
Bạn nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng bảo hiểm xã hội bên công ty cũ, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị
– Bản sao
– Sổ BHXH.
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.
2. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho cho người lao động
Văn bản pháp luật áp dụng
– Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;
Các trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Người tham gia bảo hiểm nghỉ việc (kết thúc quá trình làm việc và tham gia bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm).
Nghỉ việc ở doanh nghiệp này để làm doanh nghiệp khác hoặc nghỉ hưu do đã hết tuổi lao động.
Doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh (tức là thay đổi cơ quan bảo hiểm) từ quận, huyện này sang quận huyện khác.
Khi người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nghỉ việc, công ty phải làm thủ tục báo giảm và chốt sổ BHXH cho người lao động
-Bước 1: Làm thủ tục báo giảm lao động
-Bước 2: Làm thủ tục chốt sổ
Lưu ý :
+ Gỉa sử người lao động bắt đầu nghỉ việc vào tháng 4 thì ta phải làm thủ tục báo giảm trước ngày 01/04, nếu chưa báo giảm và trả thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng thì sẽ bị đóng truy thu BHYT. Kể từ ngày 21/03 có thể làm thủ tục báo giảm tháng 4.
+ Để chốt được sổ BHXH công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan bảo hiểm tính đến tháng mà người lao động nghỉ việc.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Thủ tục giảm
1. Mẫu D02-TS : 3 bản
2. Mẫu D01b-TS : 1 bản
3. Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
4. Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
5. Bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ… (01 bản/người) hoặc bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ tập thể đính kèm danh sách (01 bản)
6. Mẫu số 103: Phiếu giao nhận hồ sơ.
Bước 2: Chốt sổ cho người lao động
1. Phiếu giao nhận hồ sơ (Mẫu 321)
2. Danh sách xác nhận sổ BHXH (mẫu số 01-DS/XNS) 2 bản
3. Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới)
4. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN (mẫu 07/SBH) + các tờ rời sổ (nếu có)
5. Giấy chuyển tiền (bản sao nếu thanh toán), công văn cam kết thanh toán nợ (nếu nợ trên 1 tháng đến dưới 3 tháng)
6. Bản photo CMND 1 bản/người
7. Mẫu 01-XN/THS (nếu có).
3. Thời hạn chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi Nguyễn Văn Hưng, ở Hải Dương, xin luật sư cho hỏi về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, như sau: Tôi đang làm việc cho một công ty và được đóng bảo hiểm nhưng tôi chưa nộp sổ bảo hiểm. Bây giờ tôi muốn nghỉ chuyển chỗ làm khác thì có cần nộp sổ BH cho công ty trên để chốt sổ không? Tôi không muốn nộp sổ cho công ty trên vì lo sợ sẽ bị giữ sổ, không biết khi nào được trả, vì tôi thấy rất nhiều trường hợp công ty chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao đông khi chấm dứt hợp đồng, cũng có công ty còn gây khó khăn cho người lao động, có khi vài năm không lấy được sổ.
Luật sư tư vấn:
Như bạn trình bày, bạn đang làm việc tại công ty, có tham gia bảo hiểm xã hội nay bạn muốn nghỉ việc để làm một nơi mới thì bạn phải nộp sổ bảo hiểm xã hội lại cho công ty để công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp.”
Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, bạn được công ty đóng bảo hiểm khi bạn chấm dứt hợp đồng hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật thì công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm để chốt sổ và trả sổ cho bạn. Và trong thời gian 07 ngày thì công ty bạn sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn và trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày.
4. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
tôi nghỉ việc ở công ty cũ được 5 năm nhưng cty chưa chốt bhxh cho tôi. cty hiện tại đã giải thể vậy tôi có thể tự mình đi chốt được sổ bhxh không ạ, nhưng mà hiện tại tôi chỉ có quyết định nghỉ việc và sổ bhxh thôi . không biết liệu tôi có thể tự mình đi chốt được ko?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Vậy trong bất cứ trường hợp nào, khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì công ty phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà công ty bạn đã giữu của bạn.
Đồng thời, theo quy định tại điểm 3.3 khoản 1 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH về việc quản lý sổ bảo hiểm xã hội:
“3.3. Ghi xác nhận sổ BHXH, BHTN của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN:
a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
b) Các trường hợp khác: thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.”
Khi công ty bạn tiến hành thủ tục giải thể, theo quy định thì công ty bạn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, hoặc bạn có thể trực tiếp yêu cầu công ty chốt sổ cho mình. Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 34 Quyết định 959/QĐ-BHXH về trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động:
“b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn liên hệ với công ty bạn để thực hiện lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội và nộp cơ quan bảo hiểm xã hội để được xem xét giải quyết.
5. Điều kiện, trình tự, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Năm 2014 công ty có đồng ý đóng bảo hiểm xã hội. Và đến hiện tại thì công ty em vẫn chỉ có một mình em đóng bảo hiểm. Em đang muốn chốt sổ bảo hiểm để xin vào làm việc tại công ty khác. Nhưng bên cơ quan bảo hiểm họ không cho em chốt sổ và bắt buộc em vẫn phải đóng dù công ty đã hoàn thành đầy đủ các khoản đóng góp. Vậy em muốn hỏi trường hợp của em thì có làm thủ tục chốt sổ được không và em cần làm những thủ tục gì? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Phía cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động qua người sử dụng lao động khi công ty thực hiện đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động:
– Căn cứ Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định hồ sơ báo giảm lao độngbao gồm:
+ Mẫu D02 – TS;
+ Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng;
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (1 bản chính);
+ Truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (phụ lục 2 kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH);
(Theo Phiếu giao nhận hồ sơ 103);
– Chốt sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội hoặc tờ bìa sổ;
+ Các tờ rời sổ (nếu có);
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1 – TS) 1 bản.
Nếu cơ quan bảo hiểm không thực hiện chốt sổ cho bạn mà không có căn cứ pháp lý thì bạn có thể trực tiếp hoặc thông qua công ty khiếu nại đến Giám đốc cơ quan bảo hiểm để được giải quyết.
6. Làm thế nào khi công ty không chốt sổ bảo hiểm khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Chào luật sư! Tôi có 1 câu hỏi như sau: Tôi nghỉ Công ty cũ được hơn 1 tháng rồi , nhưng công ty chưa chốt sổ bảo hiểm để tôi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tôi sợ để lâu quá sẽ không hưởng được. Vậy nếu Công ty không chốt sổ bảo hiểm thì tôi có thể cầm sổ bảo hiểm lên bảo hiểm thành phố Biên Hòa chốt sổ được không? Rất mong được hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
1. Thứ nhất, trách nhiệm chốt sổ:
Căn cứ Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Mặt khác, căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi người lao động chấm dứt hợp đồng hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật thì đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH để chốt sổ và trả sổ cho người lao động.
Theo quy định hiện hành không có quy định người lao động tự chốt sổ BHXH:
Thứ hai, Thủ tục chốt sổ:
Bước 1: Báo giảm lao động
– Hồ sơ:
+ Mẫu D02-TS: 1 bản
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
+ Truy thu BHXH, BHYT, BHTN: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụ lục 2 – Quyết định 959/QĐ-BHXH, 01 bản)
(Phiếu giao nhận hồ sơ 103)
Luật sư
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm
– Hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người);
+ Các tờ rời sổ (nếu có)
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);
– Lưu ý:
+ Đối với sổ BHXH (mẫu cũ) chỉ ghi và xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN đến tháng 12/2009, từ tháng 01/2010 không ghi sổ BHXH (mẫu cũ).
+ Tờ rời sổ bao gồm: tờ rời chốt sổ và tờ rời hàng năm.
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH: áp dụng đối với trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản đã có căn cứ pháp lý và tất toán thu BHXH; áp dụng đối với trường hợp người lao động có nhiều số sổ BHXH đã được giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần bị thất lạc sổ hoặc bị thu hồi sổ BHXH.
Nếu trong trường hợp công ty không chốt sổ cho bạn khi bạn nghỉ việc bạn có thể làm đơn khiếu nại lên công đoàn của công ty hoặc liên đoàn lao động Quận, Huyện nơi công ty đóng trụ sở.