Hộ kinh doanh không phải là loại hình doanh nghiệp, mô hình hộ kinh doanh đơn giản chỉ là một tổ chức do cá nhân hoặc một nhóm người có đủ khả năng chịu trách nhiệm hành vi dân sự thành lập. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, hộ kinh doanh sẽ được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?
Mục lục bài viết
1. Hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định về hộ kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh là tổ chức do một cá nhân hoặc do các thành viên trong hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với quá trình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh đó. Trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một trong những thành viên đó trở thành đại diện của hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền để trở thành người đại diện của hộ kinh doanh sẽ được xác định là chủ hộ kinh doanh;
– Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thực hiện hoạt động làm muối và những người bán hàng rong, buôn bán quà vặt, buôn chuyến, những người kinh doanh lưu động, những người kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương mà mình quản lý.
Trước đây, tại Điều 66 của
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã loại bỏ quy định này, pháp luật không còn giới hạn số lao động trong các hộ kinh doanh được phép sử dụng.
Vì vậy có thể nói, hộ kinh doanh hoàn toàn có quyền được thuê người lao động và hộ kinh doanh cũng không bị giới hạn về số lượng lao động tối đa.
2. Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình có quyền thành lập mấy hộ kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó:
– Cá nhân và thành viên hộ gia đình được xác định là công dân mang quốc tịch Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ có quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
+ Những người được xác định là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, những đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, khó khăn trong quá trình làm chủ hành vi;
+ Những đối tượng là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giữ hoặc tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang trong quá trình chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc tại các cơ sở giáo dục bắt buộc, các đối tượng đã bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Các cá nhân, thành viên hộ gia đình sẽ chỉ được thực hiện thủ tục đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi trên toàn quốc, đồng thời được quyền góp vốn vào mua cổ phần, được quyền mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách là cá nhân;
– Cá nhân và thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được phép đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của các công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó.
Như vậy, mỗi cá nhân và thành viên hộ gia đình theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh duy nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký hộ kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó:
– Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh cần phải tự kê khai thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, đồng thời có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính trung thực khách quan, tính chính xác của tất cả các thông tin mà mình đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh;
– Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh cấp quận, huyện có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của những đối tượng được xác định là người thành lập hộ kinh doanh và hộ kinh doanh;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện sẽ không giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với cá nhân và tổ chức khác trong xã hội;
– Chủ hộ kinh doanh hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, chủ hộ kinh doanh hoàn toàn có thể ủy quyền cho các chủ thể khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thay cho mình khi không thể tự mình thực hiện thủ tục đó vì nhiều lý do khác nhau.
Đối chiếu với quy định tại Điều 12 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về vấn đề ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bao gồm:
– Trong trường hợp ủy quyền cho các cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có văn bản ủy quyền hợp pháp cho cá nhân thực hiện thủ tục có liên quan đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực;
– Trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có thêm bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với các tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp,
– Trong trường hợp ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đó, nhân viên bưu chính viễn thông bắt buộc phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành, trên phiếu đó phải có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký kết văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Trong trường hợp ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thì hoạt động ủy quyền sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp ủy quyền cho các tổ chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 419/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Nghị định thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: