Một số quy định về hộ kinh doanh? Hộ kinh doanh cá thể có được phép tham gia đấu thầu không?
Hộ kinh doanh đang là mô hình khá phổ biến ở nước ta cùng với sự phát triển của các mô hình doanh nghiệp khác được quy định cụ thể trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về hộ kinh doanh:
1.1. Hộ kinh doanh là gì?
Về bản chất, hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận có tư cách pháp nhân.
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu, hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hay một nhóm người gồm các cá nhân là những công dân Việt Nam phải đủ độ tuổi theo quy định, có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi cua mình hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
1.2. Một số đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh khi được thành lập mang một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Đối tượng
Theo định nghĩa được đưa ra, ta nhận thấy, hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Đối với hộ kinh doanh hoạt động do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định.
Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai: Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên:
Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên và có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
Đối với những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ các trường hợp kinh doanh mà chủ thể thực hiện kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Thứ ba: Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4
Hiện nay, ta nhận thấy, hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp bởi pháp luật quy định rằng hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Thứ tư: Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn:
Trong quá trình kinh doanh, khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc các cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại bởi vì thực chất các chủ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp doanh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, đây là một cách quan trọng có mục đích nhằm để đảm bảo trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của các chủ cơ sở kinh doanh.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh có các quyền sau đây:
– Hộ kinh doanh có quyền được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
– Hộ kinh doanh có quyền được chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.
– Hộ kinh doanh có quyền thực hiện việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và phù hợp với quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng.
– Hộ kinh doanh có quyền chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
– Hộ kinh doanh có quyền được từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt động kinh doanh
Trong rường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lí hộ kinh doanh đó theo đúng quy định.
Cần lưu ý rằng, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh cho cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng kí, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
– Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hộ kinh doanh có các nghĩa vụ như sau:
– Hộ kinh doanh không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh.
– Hộ kinh doanh cần phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
– Hộ kinh doanh thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Hộ kinh doanh phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc công bố.
– Hộ kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng kí hộ kinh doanh, đăng kí thay đổi nội dung đăng kí hộ kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng kí, hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng kí thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.
– Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Như vậy, pháp luật đã quy định rất rõ về các quyền cũng như nghĩa vụ các các hộ kinh doanh. Việc ban hành các quy định này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hôpj pháp của các chủ hộ kinh doanh cũng như bảo đảm các trách nhiệm mà hộ kinh doanh phải thực hiện trong quá trình kinh doanh của mình. Nếu vi phạm các chủ hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm trước hệ thống pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh cá thể có được phép tham gia đấu thầu không?
Điều 5
– Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp.
+ Hạch toán tài chính độc lập.
+ Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
+ Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
+ Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn.
+ Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân.
+ Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật.
+ Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Như vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên khi hộ kinh doanh tham gia đấu với tư cách là tổ chức thì không đáp ứng các điều kiện về nhà thầu do đó không được tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu là tổ chức. Tuy nhiên, khi một cá nhân làm chủ hộ kinh doanh thì vẫn được tham gia đấu thầu với tư cách cá nhân khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013.