Ngày nay, bên cạnh những giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Giấp phép lái xe hay thẻ bảo hiểm... thì hộ chiếu cũng là một loại giấy tờ cá nhân thông dụng, rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là những người thường xuyên đi thăm thân nhân hay công tác, du lịch nước ngoài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hộ chiếu là gì?
- 2 2. Trên Passport bao gồm những thông tin gì?
- 3 3. Hộ chiếu có bao nhiêu loại?
- 4 4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hộ chiếu:
- 5 5. Thành phần của hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông:
- 6 6. Các bước tiến hành hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông:
- 7 7. Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam:
1. Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu hay còn gọi theo tiếng Anh là Passport, là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.
Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước, Hộ chiếu là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.
Theo cách hiểu đơn giản thì Passport là chứng minh thư quốc tế để ra nước ngoài và trở về Việt Nam. Nếu như không có Passport thì bạn không thể nào lên máy bay để đến quốc gia mà bạn muốn đến. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi nói Passport là “điều kiện cần” để bạn ra nước ngoài.
Để ra nước ngoài, giấy tờ đầu tiên phải có là hộ chiếu. Một số quốc gia cho phép bạn xuất nhập cảnh và về nước không cần visa thì bạn không cần làm Passport. Còn đối với nước có quy định nghiêm ngặt như Mỹ, hoặc 1 số nước châu Âu,… thì bạn cần xin visa (thị thực) mới có thể đi du lịch, du học và công tác.
2. Trên Passport bao gồm những thông tin gì?
Số hộ chiếu thường bắt đầu bằng chữ B, C và 7 chữ số ngẫu nhiên tiếp theo
Số chứng minh thư, thẻ căn cước công dân
Ảnh 4×6, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính
Nơi cấp hộ chiếu là Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Tiếng anh: Immigration Department)
Thời hạn hộ chiếu: tùy mỗi loại hộ chiếu sẽ có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm
Các trang để xác nhận thị thực: dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh
Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
3. Hộ chiếu có bao nhiêu loại?
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính:
Loại thứ nhất là màu xanh, được xem là Passport phổ biến nhất, dành cho khách du lịch.
Loại thứ hai cũng là màu xanh nhưng là xanh ngọc bích, đậm hơn một chút, thường dành cho công vụ ngoại giao ở nước ngoài.
Cuối cùng là Passport màu đỏ, chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
* Hộ chiếu phổ thông màu xanh lá
Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, tên gọi tiếng anh là Popular Passport, được cấp cho công dân có quốc tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thường thì những bạn có ý định du lịch nước ngoài hay đi du học, công tác thì sẽ được cấp loại hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá này.
Điều kiện: Chỉ cần bạn cung cấp CMND và sổ hộ khẩu thì sẽ được cấp Popular Passport, không cần điều kiện gì phức tạp.
Lệ phí cấp hộ chiếu được cập nhật như sau:
– Đối với trường hợp cấp mới: 200.000 VNĐ
– Đối với trường hợp cấp lại do bị hỏng hoặc mất: 400.000 VNĐ
– Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 VNĐ
– Gia hạn hộ chiếu: 100.000 VNĐ
Quy định về độ tuổi:
Popular Passport chỉ cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên với thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Còn trẻ em từ 9 – 14 tuổi, thời hạn Popular Passport chỉ có 5 năm.
Cả hai trường hợp này đều không được gia hạn thêm thời gian. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi, Popular Passport không được cấp riêng mà phải ghép chung với cha hoặc mẹ.
* Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích
Hộ chiếu công vụ có màu xanh đậm hơn so với hộ chiếu phổ thông, chỉ được cấp cho những trường hợp đặc thù ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của chính phủ. Tên gọi tiếng anh của hộ chiếu công vụ là Official Passport, thời gian chỉ khoảng 5 năm.
Nếu có Official Passport, bạn không cần phải xin visa ở nước muốn đến, hơn nữa bạn còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt lúc nhập cảnh, tất nhiên là phải chấp hành đúng quy định của quốc gia mà bạn đến.
Đối tượng được cấp của Official Passport là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước. Ngoài ra còn có sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài để làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ.
* Hộ chiếu ngoại giao màu đỏ
Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ, tên tiếng anh là Diplomatic Passport, là loại “chứng minh thư” chỉ dành cho các quan chức cấp cao.
Họ thường sử dụng tấm hội chiếu này để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao từ tổ chức chính phủ tối cao của nhà nước. Thời hạn của Diplomatic Passport cũng là 5 năm, có nó bạn cũng được miễn visa nhập cảnh và được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đặt chân đến.
Những người được cấp Diplomatic Passport thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước. Chẳng hạn như Bộ trưởng, thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An hay Bộ Tư Pháp. Cấp bậc thấp nhất được cấp Diplomatic Passport là bí thư, phó bí thư hoặc Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh.
4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hộ chiếu:
Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Thành phần của hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông:
– 01
– 03 ảnh 4×6 cm phông nền trắng, chụp ảnh nhìn thẳng, không đeo mắt kính, trong vòng 6 tháng tính từ ngày nộp hộ chiếu.
– Chứng minh thư gốc (phải đảm bảo còn hiệu lực trong 15 năm kể từ ngày cấp đến ngày nộp xin cấp hộ chiếu, phải rõ số và ảnh phải được giáp lai)
– Bao hồ sơ – mua tại Phòng xuất nhập cảnh trước khi bạn nộp bộ hồ sơ đề nghị xin cấp hộ chiếu
– Phiếu dán ảnh – nằm chung hồ sơ mua tại Phòng xuất nhập cảnh hoặc in từ Mẫu tờ khai làm hộ chiếu ở trên.
– 200.000 đồng hoặc tiền phí chuyển phát qua đường bưu điện nếu bạn đăng ký. Hiện tại việc gởi hộ chiếu qua đường bưu điện rất phổ biến và chi phí cũng thấp, đây cũng là một cải cách tốt cho người lao động.
6. Các bước tiến hành hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông:
Bước 1: Tải mẫu tờ khai làm hộ chiếu và điền đầy đủ thông tin
Bước 2: Chụp ảnh, khi chụp nhớ nhắc nhở thợ chụp ảnh là DÙNG LÀM HỘ CHIẾU
Bước 3: Mua hồ sơ từ Phòng xuất nhập cảnh tỉnh, thành đang nộp (để có Bìa mẫu hồ sơ thì mới được chấp nhận)
Bước 4: Thay thế ruột Tờ khai làm hộ chiếu bằng mẫu tờ khai đã điền sẵn ở bước 1.
7. Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam:
Theo điều 2, thông tư số 29/2016/TT-BCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam thì thời hạn của hộ chiếu Việt Nam được quy định như sau:
– Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm, trừ các trường hợp: Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước bằng hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, có nhu cầu được cấp hộ chiếu mà không đủ điều kiện để làm thủ tục cấp lại hộ chiếu theo quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư này thì được xem xét cấp hộ chiếu có thời hạn không quá 01 năm để trở lại nước ngoài; Công dân Việt Nam thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh (quy định tại Điều 21
– Hộ chiếu có thời hạn 05 năm được cấp cho công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau: Trẻ em dưới 14 tuổi; Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và trẻ em dưới 09 tuổi là con của công dân đó.
– Công dân Việt Nam đề nghị bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình thì thời hạn của hộ chiếu sau khi bổ sung như sau:
+ Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn không quá 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được giữ nguyên;
+ Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn trên 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được điều chỉnh xuống còn 05 năm.
– Trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp riêng, có thời hạn 05 năm.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 29/2016/TT-BCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam;
– Thông tư số 03/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2016 hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực;
– Căn cứ Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP;
– Thông tư liên tịch 08/2009/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an – Bộ Ngoại giao ban hành
– Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;