Thẻ căn cước công dân bắt đầu được cấp và sử dụng tại Việt Nam từ năm 2016. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại thẻ này cũng như sự khác biệt giữa căn cước công dân và các loại giấy tờ cá nhân khác như hộ chiếu. Vậy hộ chiếu có thể được sử dụng để thay thế căn cước công dân không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hộ chiếu có thay thế được căn cước công dân không?
- 2 2. Có phải thay đổi hộ chiếu phổ thông khi đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân không?
- 3 3. Hộ chiếu được cấp theo số Căn cước công dân cũ thì có phải đổi hộ chiếu mới khi có Luật Căn cước 2023 không? Có phải đổi thẻ căn cước theo Luật mới không?
- 4 4. Độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân từ ngày 1/7/2024:
1. Hộ chiếu có thay thế được căn cước công dân không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 sửa đổi năm 2020, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân.
Thêm vào đó, theo Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 sửa đổi năm 2020, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Đặc biệt, theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 sửa đổi năm 2020 có quy định: Thẻ Căn cước công dân có thể được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân của mỗi quốc gia ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Như vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.
2. Có phải thay đổi hộ chiếu phổ thông khi đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, sửa đổi năm 2023 quy định trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất cảnh như sau:
– Giữ gìn và bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi mất giấy tờ xuất nhập cảnh; thực hiện thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh hỏng, hoặc khi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng thay đổi, hoặc cần xác định lại giới tính.
– Chỉ sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn có hiệu lực cho mỗi lần xuất nhập cảnh.
…
Bên cạnh đó, điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, sửa đổi năm 2023 quy định về các điều kiện xuất cảnh như sau:
– Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng; đối với trường hợp sử dụng hộ chiếu thì hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
+ Có thị thực hoặc các giấy tờ khác có thể xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
+ Không thuộc vào các trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
– Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên thì phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Dựa trên quy định trên, khi hộ chiếu phổ thông hết hạn, bị hỏng, mất, hoặc có sự thay đổi về thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, thay đổi thông tin nhân thân, ngày tháng năm sinh, nếu muốn xuất cảnh, bạn sẽ được cấp đổi hộ chiếu mới.
Việc bạn thay đổi chứng minh nhân dân thành số căn cước công dân thì sẽ không làm thay đổi thông tin nhân thân và nếu hộ chiếu vẫn còn hạn thì không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu mới.
Tuy nhiên, để thuận lợi và thống nhất các loại giấy tờ thì bạn nên đổi hộ chiếu theo số Căn cước công dân mới.
3. Hộ chiếu được cấp theo số Căn cước công dân cũ thì có phải đổi hộ chiếu mới khi có Luật Căn cước 2023 không? Có phải đổi thẻ căn cước theo Luật mới không?
Quy định chuyển tiếp được quy định tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 như sau:
– Thẻ căn cước công dân được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực đến khi hết thời hạn được ghi trên thẻ, trừ khi có quy định khác tại Khoản 3 của Điều này. Công dân có thể được cấp đổi sang thẻ căn cước khi có nhu cầu.
– Chứng minh nhân dân còn hiệu lực đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 sẽ giữ được giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã được phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân sẽ tiếp tục được giữ nguyên giá trị sử dụng. Cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi hoặc điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong các tài liệu đã cấp.
– Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 sẽ vẫn có hiệu lực sử dụng cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
– Quy định về việc sử dụng căn cước công dân và chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này vẫn còn hiệu lực áp dụng cho thẻ căn cước được quy định trong Luật này cho đến khi các văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Theo quy định trên, hộ chiếu được cấp dựa trên số Căn cước công dân cũ vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng. Người dân không cần phải làm mới hộ chiếu (trừ khi có yêu cầu cấp mới theo quy định). Không bắt buộc người dân phải chuyển đổi sang thẻ căn cước theo luật mới, trừ khi có nhu cầu cấp đổi sang thẻ căn cước. Thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân còn hiệu lực vẫn có thể được sử dụng cho đến khi hết hiệu lực. Cụ thể:
– Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày áp dụng Luật này sẽ có hiệu lực sử dụng đến khi hết hạn được ghi trên thẻ, ngoại trừ trường hợp thẻ hết hạn từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024, trong trường hợp đó thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
– Chứng minh nhân dân còn hiệu lực đến sau ngày 31/12/2024 sẽ có thể sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
4. Độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân từ ngày 1/7/2024:
Người được cấp thẻ căn cước được quy định căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023 như sau:
– Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Đồng thời, độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước cũng được quy định theo Điều 21 Luật Căn cước 2023 như sau:
– Công dân Việt Nam phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi nếu đã được cấp thẻ căn cước.
– Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, hoặc cấp lại trong vòng 2 năm trước khi đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước, theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, sẽ có hiệu lực sử dụng đến khi đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Theo đó, độ tuổi cấp thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 như sau:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
– Đồng thời, trong trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, hoặc cấp lại trong vòng 2 năm trước khi đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước sẽ có hiệu lực sử dụng đến khi đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng công dân Việt Nam dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ căn cước nếu có nhu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước công dân năm 2014, sửa đổi năm 2020.
– Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi năm 2023.
– Luật Căn cước công dân năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: