Các loại hộ chiếu hiện nay? Hộ chiếu có được cầm cố không? Các loại tài sản được phép cầm cố?
Điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn ra nước ngoài du lịch, đi học, thăm thân hay công tác là hộ chiếu. Do đó, việc làm hộ chiếu cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có rất nhiều người có ý định cầm cố hộ chiếu lấy tiền việc này liệu có thể khiến bạn bị xử phạt hành chính nếu bị phát hiện hành vi này không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
– Thông tư 73/2021/TT-BCA.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các loại hộ chiếu hiện nay:
Hộ chiếu là một giấy thông hành đảm bảo việc di chuyển của cá nhân, thường do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia họ, xác nhận danh tính: tên, tuổi và địa chỉ…và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế. Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát khiểm tra danh tính họ dễ dàng thuận tiện nhất. Nhiều đất nước đã bắt đầu phát hành hoặc có kế hoạch phát hành hộ chiếu sinh trắc học có chứa vi mạch nhúng, khiến chúng có thể đọc được bằng máy và khó làm giả hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA:
Một, hộ chiếu phổ thông màu xanh lá: (được xem là loại Passport phổ biến nhất, dành cho khách du lịch). Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, tên gọi tiếng anh là Popular Passport, được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Thường thì những bạn có ý định du lịch nước ngoài hay đi du học, công tác thì sẽ được cấp loại hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá này.
Điều kiện: Chỉ cần bạn cung cấp CCCD/CMTND và sổ hộ khẩu thì sẽ được cấp Popular Passport, không cần điều kiện gì phức tạp.
Hai là, hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích ( Hộ chiếu công vụ ): Hộ chiếu công vụ có màu xanh đậm hơn so với hộ chiếu phổ thông:(Official Passport- thường dành cho công vụ ngoại giao ở nước ngoài). Đặc điểm của hộ chiếu này:
– Chỉ được cấp cho những trường hợp đặc thù ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của chính phủ.
– Thời gian chỉ khoảng 5 năm.
Đặc quyền liên quan: Bạn không cần phải xin visa ở nước muốn đến, hơn nữa bạn còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt lúc nhập cảnh, tất nhiên là phải chấp hành đúng quy định của quốc gia mà bạn đến. Đối tượng được cấp là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước. Ngoài ra còn có sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài để làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ.
Ba là, hộ chiếu ngoại giao màu đỏ ( Diplomatic Passport- chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước )
– Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ, tên tiếng anh là Diplomatic Passport, là loại “chứng minh thư” chỉ dành cho các quan chức cấp cao.
– Họ thường sử dụng tấm hộ chiếu này để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao từ tổ chức chính phủ tối cao của nhà nước.
– Những người được cấp Diplomatic Passport thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước.
– Thời hạn của Diplomatic Passport cũng là 5 năm,
Đặc quyền liên quan: bạn cũng được miễn visa nhập cảnh và được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đặt chân đến.
Ngoài ra còn có :
Hộ chiếu thuyền viên: Hộ chiếu này cấp cho những người dân là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển, hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Cục hàng hải là cơ quan cấp hộ chiếu thuyền viên cho công dân Việt Nam.
2. Hộ chiếu có được phép cầm cố không?
2.1. Cầm cố là gì?
Theo quy định tại điều 309
Đây là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp luật dân sự của các bên. Cụ thể như sau:
– Khi tiến hành cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ sử dụng tài sản để làm tin và đảm bảo với bên có quyền rằng mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó. Trong trường hợp nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền (bên nhận cầm cố) được pháp luật cho phép sử dụng những biện pháp nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
– Đối với bên có quyền (bên nhận cầm cố) sử dụng biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo về việc quyền của mình sẽ được đảm bảo.
2.2. Nghiêm cấm hành vi cầm cố hộ chiếu:
Căn cứ điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh;
– Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài;
– Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh;
– Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước;
– Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
– Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
Căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành trên, có thể xác định hộ chiếu là loại giấy tờ xuất nhập cảnh. Chính vì vậy, không được mang hộ chiếu đi cầm cố. Việc cầm cố hộ chiếu có thể sẽ bị xử phạt tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
3. Các loại tài sản được phép cầm cố:
Như đã biết việc cầm cố là việc một bên giao vật có giá trị một bên giao tiền, việc giao vật giá trị là vật tin để đảm bảo cho khoan tiền người vay muốn vay. Từ xa xưa khi ta xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc đã xuất hiên những tiệm cầm đồ họ mang những vật mà quý giá như ngọc bội, trâm cài,…để đi cầm cố lấy môt khoản tiền thực hiện việc mình mong muốn. Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng cầm cố gồm các loại tài sản:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ví dụ như bộ phim Việt Nam sinh viên những năm 2000 cầm cố tài sản của mình có chiếc quạt với giá 20.000đ mà người nhận cầm cố còn không đồng ý yêu cầu nhận cầm cố có 15.000đ. Vì cuối tháng bố mẹ chưa gửi tiền lên không có tiền ăn mà họ phải đi cầm cố những tài sản trong phòng trọ với số tiền thu được ít ỏi.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện hình trong tương lai là tài sản ví dụ như cánh đồng lúa thuộc sở hữu của mình sắp vào vụ thu hoạch có thể mang đi cầm cố để vay một khoản tiền trước khi lúa được thu hoạch vì cần tiền gấp đầu tư mua máy cắt lúa. Hoặc như vườn cà phê đang độ ra hoa có thể mang đi cầm cố để vay tiền mua phân bón bón cho cây trồng.
Các tài sản mà người cầm đồ nhận trong thời hạn cầm cố thì phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Ngoài ra không được thực hiện các quyền tài sản của tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc người nhận cầm cố cho thuê tài sản đó cho chính chủ có thể gây ra bất lợi rủi ro cho người nhận cầm cố vì không có tài sản đảm bảo nằm trong tay của người nhận cầm cố tức không có gì đảm bảo việc hoàn trả khoản vay cả. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Bên cầm cố giao tài sản cầm cố như đã trình bày ở trên cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Bên nhận cầm cố có quyền được biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, (nếu có) ví dụ như là đã thế chấp ở đâu rồi giá trị tài sản còn lại là bao nhiêu; trường hợp không