Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên một buổi chiều tà qua lăng kính của nhà thơ, nhưng loại toát lên vẻ đẹp của một người chiến sĩ cam trường, một hồn thơ lãng mạn luôn hướng về sự sống và ánh sáng trên hành trình cách mạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài hướng dẫn phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
– Giới thiệu về bài thơ Chiều tối và hình tượng người chiến sĩ cách mạng: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
1.2. Thân bài:
– Khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
– Hình tượng của người chiến sĩ cách mạng được miêu tả như một tâm hồn rộng mở, phóng khoáng và đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng.
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ được miêu tả là một con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.
– Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ cũng thể hiện được sự đối lập giữa sự tàn khốc của tù đày và vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên, đồng thời tạo nên một tâm trạng lạc quan, hy vọng trong nhân vật chính.
– Người chiến sĩ trong bài thơ còn có tình yêu thương và quan tâm đến con người lao động. Tâm hồn của họ luôn hướng về sự sống và ánh sáng, và họ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, nỗi nhọc nhằn với những người xung quanh.
– Nghệ thuật: là bút pháp gợi tả, những hình ảnh đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại.
1.3. Kết bài:
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
– Nêu ấn tượng của em về hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.
2. Bài văn mẫu hướng dẫn phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Chiều tối:
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây và bài thơ Chiều tối là bài thơ được trích từ tập thơ này. Thông qua bức tranh thiên nhiên Chiều tối, ta có thể thấy vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ ung dung, tự tại trước hoàn cảnh thực tại tàn khốc. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ “Chiều tối” được viết trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tìm kiếm sự viện trợ của phe Đồng minh. Khi đến Quảng Tây, Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam mà không có chứng cứ khép tội, dẫn đến việc Người bị hành hạ và giải đi khắp các nhà lao trong tỉnh Quảng Tây trong hơn một năm để tiêu diệt ý chí của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ này là một bức chân dung tự họa của con người Hồ Chí Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đường cách mạng. Nó được viết trên hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, vào khoảng bốn tháng sau khi Người bị bắt. Trong bài thơ, Hồ Chí Minh miêu tả những cảm xúc của mình khi bị giam cầm và hành hạ, đồng thời thể hiện sự bất khuất và tinh thần chiến đấu của một người lính cách mạng.
Bài thơ được mở ra bằng bức tranh thiên nhiên chiều tà được tác giả tạo hình bằng hai chi tiết đơn giản nhưng sâu sắc: những cánh chim mỏi mệt chập chờn trở về tổ và đám mây lẻ loi trôi dạt trên bầu trời. Bức tranh thiên nhiên còn lưu giữ nét buồn vắng, u sầu của chiều tà, khi mặt trời đã dần buông xuống và để lại cho đất trời nhiều màu sắc khác nhau. Đây là thời điểm của sự chuyển giao, của sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cuộc sống và cái chết.
Quyện điều quy lâm tầm khúc phu
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ)
Bức tranh chiều tà vẫn là một chủ đề quen thuộc trong văn học truyền thống, và trong đó, hình ảnh chim chiều cũng đã xuất hiện nhiều lần. Từ cánh chim của ca dao “Chim bay về núi, tói rồi” cho đến cánh chim cô lẻ trong “Truyện Kiều”: “Chim hôm thoi thóp về rừng”. Bác nhìn cánh chim không chỉ để biểu thị thời gian và không gian, mà còn cảm nhận được trạng thái bên trong của chúng: sự mệt mỏi trong gân cốt của chim chiều. Trước khi Hồ Chí Minh có những bài thơ về chim chiều, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân giữa không gian Đèo Ngang và nhận ra rằng: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”; sau đó Xuân Diệu cũng cảm nhận được sự mệt mỏi của cánh chim nhỏ khi viết: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Tất cả đều thể hiện sự giống nhau của các nhà thơ, khi họ đơn độc đứng trước một không gian rộng lớn, cảm thấy sự lẻ loi cô độc và mệt mỏi của cánh chim sau một ngày dài kiếm ăn. Tuy nhiên, đằng sau những câu thơ đó là một cách nhìn đầy yêu thương và trìu mến trước biểu hiện nhỏ nhoi của sự sống.
Tiếp đến câu thơ thứ hai, hình ảnh đám mây cũng là thi liệu quen thuộc của thi ca cổ phương Đông:
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Trong thơ xưa, đám mây thường được dùng để tạo nên cảm giác thoát khỏi cuộc sống hối hả, đưa con người đến với một thế giới hư vô, vô thường. Trong thơ của Hồ Chí Minh, áng mây chiều được miêu tả như một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, tôn lên không khí yên bình, thanh tịnh của buổi chiều tà.
Câu thơ miêu tả mỏi mệt của cánh chim chiều có thể được hiểu như một sự mệt mỏi chung của con người sau một ngày làm việc vất vả. Áng mây cô đơn lững lờ trên tầng không, như một hình ảnh tượng trưng cho sự cô đơn của con người trong cuộc sống. Cánh chim khao khát về tổ, chòm mây trôi đi về phía chân trời, giống như khát khao của con người tìm kiếm một nơi dừng chân, tìm đến sự an yên.
Trong hoàn cảnh mất tự do, Hồ Chí Minh vẫn có thể vượt lên trên cảnh ngộ của mình để cảm nhận thiên nhiên, để nhận ra sự mệt mỏi trong gân cốt cánh chim chiều. Điều đó không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên, mà còn cho thấy sự tự do tinh thần của Bác, bộc lộ nghị lực phi thường để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng chính là phẩm chất kiên cường của người chiến sĩ, biết vượt qua hoàn cảnh bằng sức mạnh tinh thần, bản lĩnh của mình.
Hai dòng thơ đầu là thế giới thiên nhiên lúc chiều tàu thì hai dòng thơ sau, cái nhìn của Bác đã hướng về cuộc sống con người nơi xóm núi, nhưng bóng tối đã phủ kín:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Ba túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô cối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Dường như, vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ với tư thế lao động (xay ngô) trởi thành tâm điểm của bức tranh chiều tối. Tác giả Hồ Chí Minh cũng khéo léo sử dụng hình thức lặp đảo liên hoàn “ma bao túc”, “ba ma túc” vừa gợi lên nhịp điệu quay vòng tuần hoàn trở lại của cối xay, đến khi ngô xay xong thì chiều tối. Qua đó, giúp người đọc cảm nhận được sự chăm chỉ, chịu khó và nét đẹp của người lao động nơi đây.
Bài thơ “Chiều tối” được viết trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tìm kiếm sự viện trợ của phe Đồng minh. Nó là một tác phẩm đầy cảm hứng, cho thấy sự kiên cường và đức tin của một người lãnh đạo vĩ đại trong cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc.
Trong bài thơ, hình tượng của người chiến sĩ cách mạng được miêu tả như một tâm hồn rộng mở, phóng khoáng và đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng. Bức tranh thiên nhiên được mô tả ở chiều cao và chiều rộng của không gian, được vẽ bằng những nét phác họa đơn sơ nhưng cực kỳ đậm đà và sắc nét, tạo nên một cảnh tượng đầy cảm xúc.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ được miêu tả là một con người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Trong bức tranh thiên nhiên, các hình ảnh như cánh chim và chòm mây được sử dụng để tạo nên một không gian buồn vắng, quạnh hiu nhưng vẫn thanh thoát và ấm áp hơi thể sự sống. Điều này cho thấy rằng người chiến sĩ cách mạng không chỉ là một người võ tướng kiên cường, mà còn là một con người với tâm hồn cao thượng, tinh tế và sâu sắc.
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ cũng thể hiện được sự đối lập giữa sự tàn khốc của tù đày và vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên, đồng thời tạo nên một tâm trạng lạc quan, hy vọng trong nhân vật chính. Việc miêu tả nhân vật trữ tình với sự yêu thiên nhiên, tinh tế và nhạy cảm đã tạo nên một bức tranh đẹp, gợi lên sự tình cảm và đồng cảm từ phía độc giả.
Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một tác phẩm thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của một nhân vật cách mạng không bao giờ đầu hàng trước hoàn cảnh khó khăn. Bản lĩnh cách mạng của ông được thể hiện qua sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách viết cổ điển và tinh thần hiện đại. Thơ của ông có những yếu tố quen thuộc nhưng cũng không thiếu những yếu tố mới, chẳng hạn như thiếu nữ, ma bao túc, lò than. Ông cũng có cách thể hiện sự vận động khéo léo, khi các phương diện về thiên nhiên và cuộc sống con người được thể hiện đan xen nhau, tạo nên sự sống động, cụ thể. Điểm nhìn của ông cũng thay đổi từ trên cao xuống dưới thấp, theo sự vận động của thời gian từ chiều tà đến tối, nhưng không phải là tối tăm u ám mà là một đêm đầy ánh sáng và ấm áp. Từ đó, ta thấy được sự linh hoạt và sự sống động trong mạch thơ của ông, với sự hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai.
Qua bài thơ Chiều tối, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng – Hồ Chí minh, là vẻ đẹp bản lĩnh vượt lên trên hoàn cảnh, luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động đời thường.
3. Liên hệ hình tượng người chiến sĩ cách mạng của bài thơ Từ ấy – Tố Hữu:
Cả hai bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh và Từ ấy – Tố Hữu đều tập trung khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng, những người con ưu tú nhất của lịch sử dân tộc có tâm hồn cao đẹp, có lí tưởng sống nhân đạo, và chất thi sĩ và chiến sĩ hoà quyện trong tâm hồn, lí tưởng của họ,, dù trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, với mỗi một hồn thơ, ta lại thấy một nét đẹp riêng:
– Bài thơ “Chiều tối” là vẻ đẹp của người chiến sĩ luôn hòa quyện với tình yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống, một hồn thơ luôn hướng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử thách gay go nhất trên hành trình cách mạng.
– Trong bài thơ “Từ ấy”, Tố Hữu là một tinh thần chiến sĩ thơ ca với tình yêu mãnh liệt đối với ý tưởng và sẵn sàng hy sinh và hiến dâng cuộc đấu tranh cho dân tộc. Hình tượng nhân vật trữ tình được miêu tả trực tiếp bằng những hình ảnh trẻ trung, tươi mới và đầy nhiệt huyết. Người chiến sĩ đó là một con người sống với đạo đức cao đẹp, đầy nhân đạo. Từ khi nhận thức được lý tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ của mình không chỉ thuộc về bản thân, mà thuộc về cả quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc, con người đã tự nguyện đem tấm lòng nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, chiến đấu. Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên quan trọng trong gia đình cách mạng của những người lao động khổ cực, bị áp bức và chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp.