Hình thức xử lý đối với hành vi kê khai tài sản không trung thực? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập?
Hiện nay việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là rất cần thiết và theo đó để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các hành vi tham nhũng hiệu quả và chính xác hơn. Pháp luật cũng đã co snhunwgx quy định mới về việc kê khai tài sản. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp kê khai tài sản không trung thực.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hình thức xử lý đối với hành vi kê khai tài sản không trung thực:
Căn cứ theo quy định tại điều 20. Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai Nghị định Số: 130/2020/NĐ-CP về kiểm soat tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị quy định cụ thể như sau:
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Như vậy theo quy định này ta thấy pháp luật đã có quy định rất cụ thể và trên thực tế mặc dù đã có hàng loạt hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kê khai tài sản và công tác quản lý, kiểm soát sự minh bạch trong kê khai tài sản và thu nhập của cán bộ, đảng viên thuộc diện phải kê khai, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít những khó khăn, bất cập. Trong đó, tính xác thực của những bản kê khai cũng như tính trung thực của người kê khai vẫn rất khó kiểm soát, thiếu công cụ, biện pháp xác minh liên thông đồng bộ giữa các cơ quan chức năng liên quan đến đăng ký biến động tài sản, thuế, ngân hàng…
Không thể không hoài nghi, bởi nhìn từ những vụ án cán bộ, đảng viên, gồm cả cán bộ, quan chức cao cấp bị xử lý kỷ luật, phạt tù lại cho thấy, hầu hết những cán bộ, đảng viên suy thoái đều không trung thực trong kê khai tài sản và thu nhập. Chỉ khi chủ nhân của những bản kê khai này bị pháp luật xử lý vi phạm, kê biên tài sản thì tính xác thực của nó mới được phơi bày.
Có một điểm chung, hầu hết những cán bộ, đảng viên suy thoái này đều vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến lộng quyền, lạm quyền, rồi sử dụng quyền lực để thu vén lợi ích cho cá nhân, cho bản thân mà quên đi trách nhiệm nêu gương của người đảng viên, gian dối trong kê khai tài sản, thiếu minh bạch thu nhập cũng là tất yếu. Suy cho cùng, những cán bộ, đảng viên mắc phải những sai lầm nghiêm trọng này đều vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm (gia đình, họ hàng, cánh hẩu…) xoay quanh hai chữ “danh, lợi” mà thôi.
Nếu trung thực kê khai tài sản, minh bạch thu nhập, có lẽ xã hội đã không phải giật mình về những món tiền tham nhũng, tài sản sở hữu của một số cán bộ, quan chức vi phạm khi được thông tin, công bố. Ấy thế mà trước khi bị phát hiện phanh phui đưa ra ánh sáng công luận, cơ bản những cán bộ, quan chức này hàng năm đều có những
Thực hiện trách nhiệm kê khai, kiểm soát tài sản và thu nhập của đội ngũ cán bộ, quan chức nói riêng và các hoạt động kinh tế trong xã hội nói chung được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng. Đây là các hoạt động nhằm ngăn ngừa tham nhũng, ngăn chặn sự độc quyền, lạm quyền, rửa tiền và thao túng chính trị. Tuy nhiên, việc kê khai tài sản, công khai thu nhập ở nước ta đến nay vẫn được xem là vấn đề nhạy cảm, đôi khi còn được coi là bí mật có tính riêng tư của cán bộ, đảng viên. Cho nên độ tin cậy của thông tin kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ý thức tự giác và tính trung thực của những người thuộc diện phải kê khai.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập:
Căn cứ theo quy định tại điều 22. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm là thành viên, hội viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện theo quy định của tổ chức đó.
Như vậy theo quy định trên đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập và các cơ quan này phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, quy định hiện hành định hướng hình thành các cơ quan bán chuyên trách. Tức là không thành lập mới mà giao thêm nhiệm vụ, chức năng cho một số đơn vị. Luật quy định có đến 8 loại cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong đó cơ quan thanh tra giữ vai trò quan trọng vì diện phải kê khai thuộc quyền kiểm soát của cơ quan này là lớn nhất. Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập từ giám đốc sở và tương đương trở lên, còn ở dưới là thanh tra tỉnh.
Ngoài thanh tra, một số cơ quan khác cũng có trách nhiệm kiểm soát tài sản thu nhập như TAND, VKSND, Kiểm toán nhà nước, kể cả các tổ chức chính trị xã hội sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc quyền quản lý của họ.
Đảng cũng giao trách nhiệm cho một cơ quan để kiểm soát tài sản, thu nhập, có thể là Ủy ban kiểm tra Trung ương hoặc Ban tổ chức Trung ương. Với người có nghĩa vụ kê khai giữ chức vụ cả trong cơ quan nhà nước, cơ quan đảng hay tổ chức chính trị xã hội thì sắp tới sẽ có quy chế phối hợp giữa các cơ quan để phân định trách nhiệm khoa học, hợp lý.
Những cơ quan này có những quyền rất quan trọng để bảo đảm kiểm soát tài sản, thu nhập diễn ra trung thực, đúng quy định. Đơn cử như quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin tài sản của cá nhân bị nghi ngờ; yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin biến động tài khoản; cơ quan quản lý nhà đất cung cấp dữ liệu về nhà đất… Việc này nhằm hạn chế tình trạng các bên liên quan lấy cớ bảo mật để né cung cấp thông tin.
Đặc biệt, các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền tự mình quyết định đi xác minh. Trước kia, muốn xác minh phải làm rất nhiều trình tự, thủ tục. Ngoài ra, họ cũng có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản, chuyển dịch tài sản như yêu cầu phong tỏa tài khoản, không sang tên nhà đất…
Trước kia diện kê khai chỉ là trưởng phòng cấp huyện trở lên thì hiện nay tất cả cán bộ, công chức phải kê khai; riêng viên chức từ phó phòng. Nghị định nêu bốn nhóm phải kê khai gồm tất cả cán bộ, công chức; phó phòng trong các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước; sĩ quan công an, sĩ quan quân đội, quân nhân quốc phòng; những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Như vậy, số lượng người phải kê khai rất lớn. Số cán bộ, công chức kê khai lần đầu khoảng 3,5 đến 4 triệu người, còn kê khai hàng năm sẽ giảm đi.
Điểm khác căn bản là trước kia năm nào cũng phải kê khai thì bây giờ, tất cả cán bộ, công chức chỉ kê khai lần đầu như là hoạt động rất bình thường trong hồ sơ cán bộ. Họ chỉ phải kê khai bổ sung khi tài sản tăng thêm 300 triệu đồng.
Tất nhiên, vẫn có những người phải kê khai hàng năm, giúp việc kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm. Đơn cử người giữ vị trí từ giám đốc sở trở lên; người công tác trong một số lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như tổ chức cán bộ, quản lý và sử dụng tài sản công, tài chính công; giải quyết trực tiếp việc của công dân, cơ quan, tổ chức như làm sổ đỏ, thủ tục đăng ký kinh doanh… Phụ lục của nghị định liệt kê rõ 105 vị trí công việc, cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên phải kê khai tài sản hàng năm.