Quy định về hội đồng thành viên? Các hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên? Điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên? Thủ tục thông qua Quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản? Hiệu lực của Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên sau khi được thông qua?
Hiện nay, đối với các quyết định của Hội đồng thành viên thì thông thường đều là các quyết định về những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty. Chính vì thế mà hình thức và điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong Luật doanh nghiệp và tại Điều lệ công ty. Vậy hình thức và điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được pháp luật về doanh nghiệp hiện hành quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Quy định về hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bao gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Hội đồng thành viên công ty dưới góc đọ pháp lý được hiểu là những người có quyết định quan trọng với các công việc điều hành và quản lý công ty dựa theo điều lệ đã được đề ra khi thành lập công ty. Hội đồng thành viên công ty được biết đến với vai trò là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên được áp dụng đối với các công ty có từ hai thành viên trở lên theo quy định của pháp
– Hội đồng thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên công ty bao gồm các quyền như sau:
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn.
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định chiến lược kinh doanh của công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên. Có quyền quyết định việc bổ nhiệm, bãi miễn, cách chức ký và chấm dứt hợp đồng với các chức vụ quản lý công ty như giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng… dựa theo điều lệ của công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định hoạt động cuả công ty, của bộ máy vận hành công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định hình thức và phương hướng đầu tư của công ty có giá trị bằng 50% tổng giá trị tài sản của công ty hoặc theo tỷ lệ đã quy định tài điều lệ của công ty.
+ Ngoài ra thì Hội đồng thành viên còn có quyền quyết định mức lương, thưởng và các lợi ích khác cho bố máy điều hành công ty và các chức vụ quản lý công ty theo vốn điều lệ công ty.
Đối với trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty. Với vai trò quan trọng của mình hội đồng thành viên sẽ quyết định rất nhiều yếu tố về sự thành công của một trong việc làm ăn kinh doanh của mình. Chính vì thế khi thành lập từ hai thành viên trở lên cần xem xét và lựa chọn hội đồng thành viên sao cho thật tốt để tránh những rắc rối trong việc vận hành và quản lý công ty sau này. Nhất là việc kinh doanh và hợp tác luôn có những mâu thuẫn , phát sinh.
2. Các hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
Theo quy định tại Điều 59 Luật doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
– Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
– Quyết định phương hướng phát triển công ty;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
Theo như quy định của pháp luật Doanh nghiệp hiện hành và trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Điều kiện để thông qua quyết định của Hội Đồng thành viên phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Thứ hai, Điều kiện để thông qua quyết định của Hội Đồng thành viên phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Thứ tư, Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp thông qua quyết định của Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:
– Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
– Ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
– Tham dự và biểu quyết thông qua cuộc họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
– Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
4. Thủ tục thông qua Quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Theo như quy định tại Điều 61 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản để thông qua nghị quyết, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Do đó, Theo như quy định tại luật doanh nghiệp năm 2020 này thì thủ tục thông qua quyết định của hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản để thông qua nghị quyết, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền;
Bước 2: Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo, gửi các báo cáo, tờ trình về nội dung cần quyết định, dự thảo nghị quyết, quyết định và phiếu lấy ý kiến đến các thành viên Hội đồng thành viên;
Bước 3: Phiếu lấy ý kiến có nội dung đầy đủ, có chữ ký của thành viên Hội đồng thành viên và được gửi về công ty trong thời hạn quy định được coi là hợp lệ.
Bước 4: Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức việc kiểm phiếu, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm phiếu, nghị quyết, quyết định được thông qua đến các thành viên trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn mà thành viên phải gửi ý kiến về công ty.
Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm phiếu có giá trị tương đương
5. Hiệu lực của Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên sau khi được thông qua
Théo như quy định tại Điều 62 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp công ty không có quy định khác thì Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại Nghị quyết, Quyết định đó.
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định.
Trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định hủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy đối với các quyết định được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp thì sẽ có hiệu lực theo như quy định của luật doanh nghiệp ngày cả khi trong trương hợp trình tự và thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đó không được thực hiện đúng quy định. Hiệu lực của quyết định có cho đến khi có quyết định hủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài khi thành viên, nhóm thành viên yêu cầu hủy bỏ quyết định này của Hội đồng thành viên.