Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài. Người nước ngoài có quyền mua bán, sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài. Người nước ngoài có quyền mua bán, sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho hỏi, quy định nào quy định về việc người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Các danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn mỗi địa phương không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể.
Điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Đối với tổ chức nước ngoài thì thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài, có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam, không có thời hạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục gộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
– Thủ tục bán nhà khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài
– Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí