Quy định chung về nhà ở? Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở?
Hiện nay ở Việt nam việc phát triển nhà ở đang được sự quan tâm và chú trọng phát triển nhiều hơn do nhu cầu của người dân về nhà ở cũng tăng lên. Đối với việc phát triển nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật đề ra để ổn định phát triển nhà ở, Theo đó mà các chủ đầu tư phải tuân thủ quy định về hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định. Để biết cụ thể về vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Quy định chung về nhà ở
Căn cứ dựa trên khoản 1 điều 3
” 1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc phân loại theo mục đích sử dụng thì nhà ở bao gồm có nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội. Cụ thể:
+ Thứ nhất, về nhà ở riêng lẻ (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên đất được ghi nhận có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).
+ Thứ hai, về nhà chung cư là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, có nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử dụng hỗn hợp cả để ở với kinh doanh.
+ Thứ ba, loại nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng nhằm các mục đích: cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo cơ chế thị trường.
+ Thứ tư, loại nhà ở công vụ là nhà ở chỉ dành cho các đối tượng thuộc danh sách đang làm việc hay thực hiện công việc, đảm nhiệm chức vụ mà nhà nước giao cho được ưu tiên thuê để ở.
+ Thứ năm: Loại nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở do Nhà nước hỗ trợ tái định cư cho các cá nhân, hộ gia đình khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng.
+ Thứ sáu: nhà ở xã hội là nhà ở mà Nhà nước dành cho các trường hợp thuộc chính sách hỗ trợ (ví dụ như: người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo, cận nghèo,…).
Ngoài ra thì nếu phân loại theo quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nhà ở được chia làm nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Nhà ở riêng lẻ gồm có các loại nhà như biệt thự, nhà cấp I, nhà cấp II, nhà cấp III, nhà cấp IV, nhà tạm còn biệt thự thì được đánh giá từ hạng 1 đến hạng 4. Để xác định được “nhà ở” cần dựa vào những đặc điểm chính sau đây:
+ Nhà ở là tài sản gắn liền với đất, có đặc điểm vị trí đặc biệt, không thể tách rời, không thể di chuyển được, không thể trực tiếp mang đi mua bán, trao đổi.
+ Nhà ở có tính lâu dài, bền vững.
+ Nhà ở là tài sản đặc biệt, có giá trị cao, giá trị nhà ở sẽ phụ thuộc vào mức giá đất và mức xây dựng (mức độ bền vững và kết cấu hạ tầng của nhà).
+ Việc thực hiện các giao dịch đối với nhà ở cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, nhà ở thuộc đối tượng trong các giao dịch: mua bán, trao đổi, tặng cho, thuê, thuê mua, thừa kế, cho mượn, ủy quyền quản lý. Vậy để có thể thực hiện các giao dịch này hợp pháp thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và phải đáp ứng điều kiện nhà ở không là đối tượng tranh chấp với bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào hay không thuộc đối tượng bị cơ quan thi hành án kê biên để thi hành án hoặc để thực hiện quyết định hành chính. Ngoài các điều kiện chung thì tùy từng loại giao dịch có các điều kiện cụ thể khác.
2. Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Theo giải thích từ ngữ trong
Theo quy định của pháp luật thì về việc phát triển nhà ở và các dự án xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu về nhà ở luôn được quan tâm và ngày càng phát triển của người dân và ngoài ra còn giúp phát triển hạ tầng của quốc gia nâng cao giá trị sử dụng của đất đai. Để nhà ở phát triển một cách bền vững và đảm bảo chất lượng nhà làm luật đã quy định về hình thức để phất triển nhà ở và các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Theo quy định của luật hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:
Hình thức phát triển nhà ở bao gồm:
– Phát triển nhà ở theo dự án;
– Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật nhà ở bao gồm:
– Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;
– Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;
– Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;
– Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Xây dựng nhà ở có thể được các cá nhân tự mình thực hiện hoặc các chủ đầu tư xin phép thành lập các dự án để xây dựng cả hai hình thức này đều được pháp luật cho phép, Tại luật nhà ở, luật không quy định về yêu cầu đối với nhà ở do cá nhân xây dựng (các yêu cầu này được quy định ở văn bản khác) mà chỉ nêu ra các yêu cầu đối với dự án xây dựng nhà ở và gắn với nó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc xác định yêu cầu về dự án tại Điểu 19
Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 14 của pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định đối với các khu vực về hồ sơ trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt một phần bởi vì dự án tại Việt Nam nên ưu tiên những nét văn hóa của việt nam, trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau có thể nói đây là quy định rất hợp lý và để có thể vừa phát triển các giá trị mang các đặc trưng của người Việt Nam. Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định vì tránh những trường hợp trùng tên với dự án lớn gây hiểu lầm giữa các dự án với nhau, được sử dụng trong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.
Cũng dựa theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt theo quy định, Nếu chủ đầu tư có đề nghị điều chỉnh các nội dung bao gồm tên dự án, hay điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, các loại nhà ở phải xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, tổng số lượng nhà ở, tỷ lệ các loại nhà ở, tổng mức đầu tư nếu là dự án được đầu tư bằng vốn nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 170 của Luật này quyết định trước khi triển khai thực hiện xây dựng theo quy định để phù hợp với nhu cầu phát triển và định hướng phát triển nhà ở.
Kết luận: Qua những phân tích như trên chúng ta có thể thấy được pháp luật đã quy định chi tiết về hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo đó mà việc phát triển nhà ở cần phải thực hiện đúng quy định mà pháp luật đề ra về vấn đề này.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.