Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng đô thị là gì? Hình thức thời gian lấy ý kiến về quy hoạch đô thị? Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị?
Theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng là một trong những quy trình quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến. Quy trình lấy ý kiến về quy hoạch đô thị được thực hiện theo hình thức, thời gian mà pháp luật đã quy định. Vậy hình thức, thời gian và trách nhiệm về lấy ý kiến quy hoạch đô thị được quy định như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
+ Luật quy hoạch 2017
+ Nghị định 37/2019/NĐ- CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch
Mục lục bài viết
1. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng đô thị là gì?
– Ý kiến là một sự tổng quát hóa có tính khoa học, được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược.
– Quy hoạch xây dựng được hiểu là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến là cơ quan lập quy hoạch đó là cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.
– Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương liền kề.
2. Hình thức thời gian lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
– Hình thức, thời gian lấy ý kiến quy hoạch được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 19 Luật quy hoạch đô thị 2017, cụ thể như sau:
” Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
2. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
3. Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu Điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
4. Ý kiến đóng góp phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp.”
Như vậy, có thể thấy được hình thức lấy ý kiến được thực hiện bằng hai cách như sau:
Cách 1: Gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ( Đối với việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân)
Cách 2: Đăng tải lên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu Điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ( Đối với việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch đô thị)
Những ý kiến mà cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến nhận được phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và báo cáo tới cấp có thẩm quyền để xem xét, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 37/2019/NĐ- CP
Theo đó, tại Chương III của Nghị định này quy định về tổ chức lấy ý kiến như sau:
Lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia (Điều 29 Nghị định 37/2019/NĐ- CP)
Thứ nhất, về đối tượng lấy ý kiến: Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch.
Thứ hai, về trình tự thủ tục lấy ý kiến:
Trình tự thủ tục lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch;
Bước 2: ác cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
Bước 3: Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Trình tự thủ tục lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quy hoạch:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
Bước 4: Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan lập quy hoạch. Trường hợp cần thiết, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân; Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Như vậy, đối với việc lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến, lấy ý kiến của những đối tượng được quy định theo quy định của pháp luật, theo đó ở mỗi cấp lấy ý kiến khác nhau thì trình tự, thủ tục lấy ý kiến được tiến hành có sự khác nhau. Tuy có sự khác nhau về đối tượng lấy ý kiến nhưng cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến và công bố công khai,…
Lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia (Điều 30 Nghị định 37/2019/NĐ- CP)
Thứ nhất về đối tượng lấy ý kiến: Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch ngành quốc gia. Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.
Trình tự, thủ tục lấy ý kiến:
Trình tự, thủ tục việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Bước 2: Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
Bước 3: Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Trình tự, thủ tục việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
Bước 3: Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan tổ chức lập quy hoạch; trường hợp cần thiết, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
Bước 4: Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Như vậy có thể thấy việc lấy ý kiến đối với quy hoạch ngành quốc gia cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật, cũng có sự phân chia về đối tượng lấy ý kiến( Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch), do vậy mà có sự khác nhau về trình tự thủ tục lấy ý kiến và trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan quy hoạch. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về việc lấy ý kiến về quy hoạch vùng và lấy ý kiến của quy hoạch tỉnh.