Hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Lưu ý khi chọn hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân để hành nghề luật sư.
Hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Lưu ý khi chọn hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân để hành nghề luật sư.
Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, Điều 49 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định:
“1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao
động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp
cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.”
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 thì đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, mức độ tự do lựa chọn hình thức hành nghề đã bị giảm đi so với quy định của Luật Luật sư 2006 khi các luật sư lựa chọn hình thức này chỉ có thể hành nghề thông qua việc ký kết các hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Khi đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức này thì luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, theo quy định tại Điềm đ Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì luật sư có quyền “hành nghề luật sư ở nước ngoài”. Đây là một quy định phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy vậy, pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể để thực hiện quyền này của luật sư. Hơn thế, cùng với những khác biệt trong quy định của pháp luật các nước, việc thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.
Xem thêm: So sánh đào tạo nghề luật và hành nghề luật ở Pháp và Đức
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
Xem thêm: Chế độ nộp lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư