Một số quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân? Quy định về hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân?
Luật sư không còn là một ngành nghề xa lạ đối với đời sống của mỗi người. Luật sư là chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhằm giúp họ hiểu biết về pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật. Không những thế, luật sư còn góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, đem lại sự công bằng cho xã hội, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành văn bản pháp luật quy định về luật sư. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Một số quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân:
1.1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là gì?
Ngày nay, pháp luật ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Luật sư là người có hiểu biết về luật pháp, được cấp phép hành nghề và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền và các lợi ích của khách hàng.
Luật sư sẽ có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như sau:
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật.
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp.
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.
Tùy theo đặc thù công việc mà các luật sư được phân ra làm hai loại đó là thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Đối với luật sư tư vấn, thường thì công việc của luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Đối với luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 ta có thể hiểu luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo
– Đối với trường hợp hợp đồng lao động giữa luật sư với các cơ quan, tổ chức có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
– Ngoài ra, pháp luật còn quy định đối với các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì sẽ không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
1.2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động:
Theo Điều 53 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 đã đưa ra quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có nội dung như sau:
– Đối với các luật sư hành nghề với tư cách là cá nhân theo hợp đồng lao động đã ký với cơ quan, tổ chức có quyền được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức đó.
– Ngoài ra, các quyền và nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.3. Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân:
Theo Điều 49, Khoản 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 quy định các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Còn theo Điều 50, Khoản 1, Luật Luật sư 2012 thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
Theo Khoản 1 Điều 50 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 quy định về hồ sơ đăng kí hành nghề luật sư với tư cách cá nhân có nội dung cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Để đăng kí hành nghề luật sư với tư cách cá nhân phải có đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
– Thứ hai: Để đăng kí hành nghề luật sư với tư cách cá nhân phải có bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư.
– Thứ ba: Để đăng kí hành nghề luật sư với tư cách cá nhân phải có bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.
Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 50 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 quy định về trình tự, thủ tục để đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được thực hiện như sau:
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải thực hiện việc đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
– Sau khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân cho luật sư đó.
– Ngay sau khi luật sư nhận được Giấy đăng ký hành nghề luật sư do Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên cấp, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bảo sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cho luật hành nghề với tư cách cá nhân: Sở Tư pháp.
Về thời hạn trong việc cấp Giấy phép hành nghề luật sư cho luật sư hành nghề với tư cách cá nhân: Trong thời hạn là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Đối với trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Qua những quy định nêu trên về thủ tục cấp Giấy phép hành nghề luật sư cho luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cho thấy sự đa dạng trong cách thức hành nghề luật sư tại Việt Nam, cũng như góp phần thúc đẩy ngành Tư pháp nước nhà ngày càng phát triển toàn diện, đảm bảo sự công minh, công bằng trong xã hội.
2. Quy định về hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân:
Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, Điều 49
“1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.”
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 thì đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, mức độ tự do lựa chọn hình thức hành nghề đã bị giảm đi so với quy định của Luật Luật sư 2006 khi các luật sư lựa chọn hình thức này chỉ có thể hành nghề thông qua việc ký kết các hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Khi đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức này thì luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Ngoài ra, theo quy định tại Điềm đ Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì luật sư có quyền “hành nghề luật sư ở nước ngoài”. Đây là một quy định phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy vậy, pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể để thực hiện quyền này của luật sư. Hơn thế, cùng với những khác biệt trong quy định của pháp luật các nước, việc thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy định của pháp luật, các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Cần lưu ý rằng trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư có hiệu lực, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của