Theo quy định của pháp luật hình sự, phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế bằng tiền của Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật hình sự, phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế bằng tiền của Nhà nước.
Nó tước bỏ một phần quyền, lợi ích về tài sản của người phạm tội thể hiện ở việc tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định. Đây là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước duy trì tính ổn định và đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến phạt tiền với tư cách là hình phạt trong hình sự, LUẬT DƯƠNG GIA cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Một số vấn đề cần lưu ý về hình phạt tiền.
a. Phạt tiền được quy định trong Bộ luật hình sự.
Cũng như các loại hình phạt, phạt tiền được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan. Hiện nay, pháp luật hình sự quy định điều kiện, nội dung, nguyên tắc áp dụng, cách thưc thi hành hình phạt tiền và những trường hợp cụ thể áp dụng loại hình phạt này. Điều 30, Bộ luật hình sự quy định:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
3. Mức phạt tiền được quy định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án”.
b. Phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.
Theo quy định của pháp luật hình sự, phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với trường hợp phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính hoặc một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính không phải là hình phạt tiền đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
Ở phần riêng, phạt tiền được quy định là hình phạt chính đối với 76 trên tổng số 272 tội phạm và là hình phạt bổ sung đối với khoảng hơn 100 trên tổng số 272 tội phạm.
c. Việc áp dụng hình phạt tiền do Tòa án quyết định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có duy nhất Tòa án là cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nước quyết định một người là có tội hay không, loại và mức hình phạt áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Vì vậy, phạt tiền với tư cách là hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự cũng chỉ được áp dụng khi có quyết định của Tòa án.
d. Phạt tiền chỉ áp dụng với cá nhân người phạm tội.
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân vì vậy các hình phạt nói chung và hình phạt tiền nói riêng chỉ có thể áp dụng với cá nhân người phạm tội chứ không thể áp dụng với gia đình họ hay bất cứ người nào có mối quan hệ thân thiết với họ mà không phải là người thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, hình phạt tiền cũng không áp dụng với các đơn vị, cơ quan, tổ chức vì pháp luật hình sự nước ta không thừa nhận những đối tượng trên là chủ thể của tội phạm.