Trong vi phạm hành chính quy định về các mức xử phạt khác nhau tương ứng với hành vi, mức độ vi phạm gây ra hậu quả, độ tuổi của chủ thể vi phạm, điều kiện vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính mà pháp luật quy định hình thức xử phạt cụ thể. Cảnh cáo hành chính là gì? Hình thức xử phạt cảnh cáo hành chính?
Mục lục bài viết
1. Cảnh cáo hành chính là gì?
Cảnh cáo hành chính là hình phạt luôn đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình phạt cảnh cáo trong vi phạm hành chính được coi là một trong các hình phạt chính và nguyên tắc áp dụng được đi kèm theo hình phạt bổ sung theo điều 21
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
…..
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”
Như vậy, cảnh cáo là hình thức áp dụng xử phạt chính khi xử lý hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định trên hình thức xử phạt cảnh cáo có thể được áp dụng kèm theo với các hình phạt bổ sung khác tùy theo trường hợp cụ thể như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.
2. Hình phạt cảnh cáo được áp dụng trong vi phạm hành chính như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 22
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
Như vậy, người chưa đủ 16 tuổi thực hiện vi phạm hành chính này có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện: họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Điều này phù hợp với ý nghĩa của quy định là giáo dục nhiều hơn trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp. Do dó, vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Thực tế, cái “tổn thất về mặt tinh thần” của mỗi người là khác nhau, nên hình phạt cảnh cáo có thực hiện được mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật hay không, vẫn là điều cần xem xét.
Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong thực tiễn xử phạt có nhiều lý do. Chủ yếu là ý thức pháp luật của mọi người chưa cao và tình trạng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ áp dụng chế tài nên dẫn đến tình trạng cảnh cáo ít được áp dụng và áp dụng không đúng.
Về đối tượng áp dụng là tổ chức: Người đại diện khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức thường có nhận thức tốt, thậm chí rất am hiểu về pháp luật trong hoạt động của mình, nên áp dụng hình thức cảnh cáo có mức độ tác động thấp đối với tổ chức là không tương xứng.
Nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính được công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 của bao gồm:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Hình phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 điều 56 có quy định đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo không cần lập biên bản khi “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Như vậy đối với những trường hợp hành vi vi phạm nhẹ, thì không cần phải lập biên bản xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Ra quyết định xử phạt hành chính mà không cần biên bản được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được hỗ trợ, ngày 15/02/2020 tôi có chăn bò ven đường và có buộc dây thừng dắt bò vào cọc tiêu bên đường, sau đó UBND xã có nhắc nhở và nói nếu có lần sau sẽ ra quyết định xử phạt mà không cần lập biên bản. Vậy cho tôi hỏi việc làm trên của UBND xã tôi có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi, với tình huống trên chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Theo như nội dung bạn cung cấp thì hành vi của bạn đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ;
Theo quy định tại điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo không cần lâp biên bản khi “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã theo quy định tại điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:
“1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;”
Như vậy, hành vi của bạn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mà mức phạt áp dụng dưới 250.000 đồng thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản. Việc UBND xã bạn nói như vậy là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: