Dưới đây là bài viết phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để củng cố các kỹ năng cần thiết cho bài viết kiểm tra sắp tới.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay:
- 2 2. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà ấn tượng nhất:
- 3 3. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà đặc sắc nhất:
1. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đầu
Mà khi về đất nước mình thì bật lên câu hát”
(Đất nước –
Quê hương Việt Nam có biết bao dòng sông đẹp giữa núi rừng thơ mộng. Có vô số bài thơ, câu hát, đã ca ngợi vẻ đẹp của non nước Việt Nam. Bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một ví dụ như vậy. Tác phẩm không chỉ thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo mà còn bộc lộ mối liên hệ sâu sắc của tác giả với mảnh đất, con người Tây Bắc của Tổ quốc Nguyễn Tuân đã viết rằng: “tôi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận Sông Đà”.
Nguyễn Tuân đặc biệt bị mê hoặc bởi vẻ đẹp kiều diễm, tuyệt mĩ của những con người tài hoa và những cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ. Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, tác giả đã xây dựng những hình tượng có phong cách độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc như hình ảnh hùng vĩ, hoang dã nhưng trữ tình của sông Đà và người lái đò dũng cảm và tài hoa.
Tác giả đã nhấn mạnh sự hoang sơ, nguy hiểm của thác nước và thạch trận sông Đà trước khi trực tiếp mô tả cuộc vượt thác đầy nguy hiểm. Có lẽ điều đáng sợ nhất trong ”Diện mạo và tâm địa của kẻ thù số 1” của con người chính là thác đá sông Đà. Khi còn xa mới đến được thác, Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh của thác bằng những từ ngữ gợi lên cảm xúc, thái độ, tâm trạng của con người: lúc “oán trách ..van xin”, lúc “khiêu khích”, khi “Giọng gằn và chế nhạo”….Thông qua nghệ thuật nhân hóa, thác nước Sông Đà trở thành một sinh vật sống thực sự, cứ gầm gừ, đe dọa con người. Đáng chú ý nhất là sự so sánh thú vị giữa một câu văn dài đầy ắp những hình ảnh dữ dội với hàng ngàn con trâu đang lồng lộn giữa rừng vầu, tre, nứa, nổ lửa… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu ra cháy bùng bùng”. Tác giả đã thể hiện tài năng và sự độc đáo trong việc khắc họa âm thanh bằng cách đặt những hình ảnh tương phản bất ngờ và thú vị… Khi thác xuất hiện, nhà văn đã miêu tả đồng thời cả đá và nước trong hình: “Sóng tung bọt đá trắng xóa cả một chân trời đá.” Tính từ “trắng xóa” được lặp đi lặp lại thường xuyên tạo nên ấn tượng về dòng sông, cơn gió và bọt nước sôi sục dữ dội. Miêu tả của Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ hùng vĩ choáng ngợp của thác đá sông Đà với hình ảnh một “chân trời đá” và điều này cũng áp dụng cho ấn tượng đầu tiên của con người khi bắt gặp nó. Đá sông Đà cùng với nước, sóng và gió kết hợp tấn công, đe dọa con người được miêu tả qua những hình ảnh nhân hóa độc đáo “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục…, mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện…. là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.
Trong thạch trận này, người lái đò giữ mái chèo của mình bằng cả hai tay để không bị văng ra khỏi sóng trận địa. Khi sông Đà tung đòn tấn công nguy hiểm nhất, nước bám vào thuyền như một đô vật tóm lấy thắt lưng và lật ngửa ra trong tiếng gầm gừ của dòng nước cuồng nộ. Còn ông lái đò thì vẫn điềm tĩnh, đầy mưu trí và nghị lực như một người chỉ huy tài ba trong việc chèo lái con thuyền vượt thác ghềnh. Dù bị thương nhưng người lái đò vẫn cố gắng nén vết thương, đôi chân vẫn cố định chắc chắn kẹp lấy cuống lái. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Người lái đò đã nắm rõ được binh pháp của thần sông và thần đá. Ở vòng 3, số cửa ở cả bên trái và bên phải ít hơn nhưng đều là luồng chết cả. Người lái đò tấn công phóng thuyền đi thẳng và chọc thủng cửa giữa đó. Con thuyền đi qua cổng đá cánh cửa mở khép. Trong trận chiến không cân sức này, người lái đò chỉ có một mái chèo, thuyền không thể quay đầu lại và dòng sông dường như có sức mạnh siêu nhiên, giống như quái vật biển. Nhưng cuối cùng người lái đò vẫn giành được chiến thắng, các tướng đá tái mặt vì phải khuất phục trước chiếc thuyền nhỏ và người lái đò tài hoa.
“Người lái đò Sông Đà: là một bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh con người, ý chí con người và sự chiến thắng vẻ vang của nhân loại trước sức mạnh của dòng sông hoang dã. Người lái đò là hình ảnh đẹp đẽ của người lao động dù bình thường nhưng tài năng và dũng cảm. Nguyễn Tuân đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình cùng trí tưởng tượng bay cao, vốn từ vựng phong phú, đa dạng và được chọn lọc kỹ lưỡng, sử dụng kiến thức nghệ thuật, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài tình và uyên bác để khắc họa sinh động tài năng của người lái đò. Cảm ơn Nguyễn Tuân, một nghệ sĩ tài năng đã mang đến cho chúng ta chất vàng mười thông qua cảm hứng lãng mạn và nghệ thuật ngôn từ, làm phong phú thêm tâm trí ta và hơn hết đã giúp chúng ta yêu hơn đất nước, tổ quốc, nhân dân, cuộc sống.
2. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà ấn tượng nhất:
Nền văn học của nước nhà Việt Nam đã ghi vào sử sách biết bao nhà văn, nhà thơ tài hoa. Tác giả Nguyễn Tuân là một trong số đó. Nhờ tài năng và kiến thức uyên bác của mình, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có bài tùy bút “Người lái đò trên sông Đà”. Tác phẩm đã khắc họa nên vẻ đẹp đa dạng, hoang sơ, trữ tình của dòng sông Đà và tôn vinh người lái đò bình dị nhưng kì vĩ trên dòng sông.
Trong trùng vi thứ nhất, sông Đà được chia làm năm cửa, trong đó có bốn cửa tử và một cửa sinh. Cửa Sinh nằm ở tả ngạn sông. Vừa bước vào thạch trận, “sóng, nước, đá sông đã hò la vang dội” định ùa vào, “cố bẻ gãy mái chèo” trong tay người lái đò. Những cơn sóng cuồng phong giống như một đám quân sẵn sàng liều mạng lao về phía mạn thuyền, “đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền”, còn nước giống như một đô vật “túm thắt lưng đò đòi vật ngửa mình ra trận nước vang trời thanh la não bạt” rồi đánh miếng “đòn hiểm” vài chỗ “hạ bộ” của người lái đò. Khi các vị trí của thạch trận vừa đặt xong, con thuyền vụt tới lao thẳng vào trận địa, tuy không câ sức nhưng sẵn sàng lao thẳng vào chiến trường mà không sợ hãi, không trốn tránh. Khi bị đòn hiểm độc, trong mắt người lái đò dường như nhìn thấy “cửa bể đom đóm” nhưng “hai tay nắm chặt mái chèo, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo xệch, kiên cường chịu đựng vết thương thể xác. Trên con thuyền vẫn có thể nghe thấy những mệnh lệnh ngắn gọn của người cầm lái, thái độ điềm tĩnh và phong thái của người chỉ huy trong trận chiến. Người lái đò là một người thực sự giàu kinh nghiệm, luôn bình tĩnh và can đảm, có thể chịu đựng mọi đau đớn để đánh bại kẻ thù hung hãn. Người lái đò kiêu hãnh như một vị tướng bất khuất, dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường sông nước.
“Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai.” Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đò đã chủ động “tấn công”. Cứ phóng thẳng, thuyền chọc thủng cửa giữa đó, thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền, không có đường lui, còn dòng sông dường như mà sức mạnh siêu nhiên của loài thủy quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng , người lái đò vẫn chiến thắng khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lá vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé.
Quy luật của sông Đà rất nghiêm ngặt. Chỉ một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, sai lầm hoặc phản ứng quá đà cũng có thể phải trả giá bằng mạng sống. Người lái đò biết rõ quy luật ấy của dòng sông, quy luật đá của tuyến đường thủy nguy hiểm này cũng như những chiến lược của thần sông và thần đá. Tất cả các giác quan của người lái đò đều hoạt động nhịp nhàng và phối hợp chính xác. Sau khi chiến đấu xong, cứ ung dung nhàn nhã, bình tĩnh như chưa từng vượt qua thác nước. Dòng sông lại trở nên thanh bình hơn. Đêm đó, người lái đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và trò chuyện về cá anh vũ, cá dầm xanh,….Không ai bàn gì thêm về chiến thắng vừa qua ở nơi ải nước dữ dội. Cuộc sống ấy thật đáng nhớ, ngày nào cũng chiến đấu quyết liệt với dòng sông Đà dữ dội, ngày nào cũng liều mạng ở thác nước…
Nói cách khác, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân miêu tả người lái đò không chỉ là người lao động bình dị mà còn là một nghệ sĩ tài năng, đối mặt với sự khắc nghiệt của sông Đà và vượt qua nó bằng tri thức, tài hoa và lòng dũng cảm. Tác phẩm đã thể hiện sự kính trọng, yêu thương của tác giả đối với những người lao động Tây Bắc, đặc biệt là những người lái đò.
3. Phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà đặc sắc nhất:
Tùy bút nổi tiếng “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo thể hiện tài năng uyên bác của tác giả. Tác phẩm không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn về đời sống, môi trường của vùng sông Đà mà còn thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả đối với những người lái đò, đặc biệt là người lao động vùng Tây Bắc.
Nguyễn Tuân đã đưa người lái đò, nhân vật của mình, vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận Sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diễn nạo và tâm địa của kẻ thù số một.
“Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông. Hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường hoặc sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhó méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thành trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Một cái thuyền đơn độc, không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn….”
Trong đợt trùng vi thứ hai, địch thay đổi chiến thuật. Chúng đặt thêm nhiều cửa tử sinh ở hữu ngạn để đánh lừa con thuyền. “Dòng thác hùm beo báo hồng hộc tế mạn trên sông Đà”. “Đám thủy quân” tóm lấy con thuyền kéo đến tập đoàn cửa tử. Đá và nước sông Đà quyết tâm muốn hủy diệt con thuyền và cả người lái đò. Người lái đò “hiểu rõ mưu lược của thần sông và thần đá” nên đã nắm chắc bờm sóng “đúng luồng”, “ghì cương lái” và “phóng nhanh vào cửa sinh”. Cuối cùng ông thắng, nhưng bọn tướng đá thì thất bại thảm hại. Các động tác điêu luyện và chính xác, uyển chuyển và linh hoạt, không một chút sai sót nào, thể hiện sự điêu luyện của một người nghệ sĩ tài hoa.
Ở trùng vi thứ ba, có ít cổng hơn, ở bên trái và bên phải đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa con thác. Như một người chỉ huy lão luyện, người lái đò đã giữ cho con thuyền đi thẳng, chọc thủng cửa giữa đó. Hành động táo bạo, dũng mãnh, nhanh như chớp, động tác nhanh và dứt khoát, chọc thủng các thành đá sông Đà và giành lấy sự sống từ những thác nước hoang dã. Người lái đò đã trở thành anh hùng giành chiến thắng trong một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Một cuộc vượt thác ngoạn mục đạt đến đỉnh điểm. Con thuyền lướt nhanh trên con sóng sông Đà. Hình ảnh người lái đò anh hùng dũng cảm, tài hoa hiện rõ trên con thuyền ấy. Câu văn ngắn gọn, nhịp viết nhanh, hơi nhanh nhưng nhẹ, tạo cảm giác như con thuyền đang lướt trên sóng thác sông Đà. Con người với phong thái ung dung tự tại, không có gì gây cản trở, khó dễ được. Người lái đò thực sự là một nghệ sĩ tài năng và là bậc thầy về nghệ thuật vượt thác ghềnh.
“Người lái đò sông Đà” không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp giản dị, anh hùng, tài hoa của những con người lao động đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ tình yêu quê hương, lòng tự hào, nhiệt huyết và sự gắn bó với núi sông đất nước Việt Nam.