Thế nào là công chức và viên chức? Phân biệt giữa công chức và viên chức? Hiệu trưởng của các trường là công chức hay viên chức?
Từ năm 2020, quy định về công chức và viên chức đã có sự thay đổi do Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Cán bộ, công chức và
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công chức và viên chức?
1.1. Công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 thì công chức được xác định như sau:
– Công chức là công dân Việt Nam;
– Được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch, các chức vụ và chức danh tương ứng với vị trí làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Việt Nam; các tổ chức chính trị- xã hội từ trung ương đến địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện); trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan trong biên chế và được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
Khác với quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 trước đây thì công chức đã bị thu hẹp đối tượng là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2. Viên chức được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2
2. Phân biệt giữa công chức và viên chức:
Để xác định được một chức danh là công chức hay viên chức thì cần phải phân biệt được rõ hai khái niệm công chức và viên chức. Luật Dương Gia xin trình bày một số tiêu chí phân biệt sau mà quý bạn đoc có thể dựa vào và tham khảo để phân biệt giữa công chức và viên chức hiện nay:
Thứ nhất, tiêu chí về nơi công tác.
– Công chức hiện nay được xác định là người được bổ nhiệm và làm việc các bộ máy lãnh đạo, làm việc trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và một số chức danh trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân;
– Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, tiêu chí về chế độ tuyển dụng và làm việc:
– Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ và chức danh. Công chức được làm việc theo chế độ là biên chế;
– Viên chức được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc có thời hạn.
Thứ ba, tiêu chí về thời gian tập sự:
– Công chức có thời gian tập sự là 12 tháng đối với công chức loại C và 06 tháng tập sự đối với công chức loại D;
– Viên chức có thời gian tập sự là từ 03 tháng 12 tháng và thời gian này được ghi trong Hợp đồng làm việc.
Thứ tư, tiêu chí về nguồn tiền lương:
– Công chức được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước;
– Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ năm, tiêu chí về việc tham gia bảo hiểm xã hội:
– Công chức không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp do đặc thù làm việc theo chế độ biên chế, công việc ổn định trong bộ máy Nhà nước;
– Viên chức phải đóng bảo hiểm thất nghiệp do đặc thù làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc.
Thứ sáu, tiêu chí về hình thức kỷ luật:
– Công chức hiện nay khi vi phạm thì sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và cao nhất là buộc thôi việc;
– Viên chức khi vi phạm thì áp dụng ít hình thức kỷ luật hơn so với công chức. Cụ thể áp dụng các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.
3. Hiệu trưởng của các trường là công chức hay viên chức?
Hiệu trưởng thường được biết đến với vai trò là người lãnh đạo của một nhà trường nào đó, đứng đầu trong công tác điều hành và quản lý mọi hoạt động của trường học.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 thì đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội thành lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cụ thể. Xét theo những điều kiện trên thì ngày nay các trường học được xác định là các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Như vậy, hiệu trưởng được xác định là người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các trường học được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay là: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở- trung học phổ thông, trường đại học và học viện được thành lập bởi cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội có thẩm quyền.
Trước đây khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2010 còn hiệu lực, chưa bị thay thế, sửa đổi thì hiệu trưởng của các trường vẫn được xác định là công chức. Bên cạnh đó, tại thời điểm Luật Viên chức năm 2010 còn hiệu lực toàn phần thì tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định về công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và là người giữ vai trò quản lý, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, theo chủ trương của Nhà nước tại Hội Nghị Trung ương 6 khoá XII là không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 có hiệu lực thi hành thì hiệu trưởng chính thức không còn được xác định là công chức mà được xác định là viên chức theo tinh thần viên chức là những người hoạt động và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, một chức danh tương đương với hiệu trưởng của các trường học là chức danh Giám đốc học viện. Học viện được biết đến là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hoạt động đào tạo nghề như các trường đại học, cao đẳng và là đơn vị chuyên về nghiên cứu chuyên ngành sâu hơn so với đại học. Do đó mà giám đốc học viện là người đứng đầu trong việc quản lý, lãnh đạo học viên- đơn vị sự nghiệp công lập nên việc xác định công chức hay viên chức sẽ xác định theo như chức danh Hiệu trưởng.
Vậy, Hiệu trưởng trường mầm non là công chức hay viên chức? Hiệu trưởng trường tiểu học là công chức hay viên chức? Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông là công chức hay viên chức? Hiệu trưởng trường đại học là công chức hay viên chức? Giám đốc học viện là công chức hay viên chức? Câu trả lời cho các câu hỏi trên được khẳng định từ ngày 01/7/2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 có hiệu lực thì hiệu trưởng, giám đốc học viện làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở- trung học phổ thông, trường đại học và học viện được xác định là viên chức. Từ đó có thể khẳng định, nếu giáo viên được tuyển dụng từ 01/7/2020 sẽ là viên chức nếu sau đó được bổ nhiệm hiệu trưởng là viên chức quản lý thì hiệu trưởng cũng như giáo viên sẽ phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn, khi đó nhiệm kỳ của hiệu trường sẽ theo hợp đồng làm việc hoặc theo nhiệm kỳ, sau đó hết hợp đồng vẫn phải ký tiếp hợp đồng có thời hạn mới theo quy định về chế độ làm việc theo hợp đồng của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Viên chức năm 2010;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019;
– Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2010 quy định những người là công chức.