Một số khái niệm? Hiệu trưởng trường có được ký kết hợp đồng kinh tế không? Hậu quả của việc ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền?
Hợp đồng là văn bản thông dụng nhất hiện nay ngoài ra nó còn có giá trị pháp lý. Hợp đồng kinh tế hay cách gọi khác là Hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh,
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2015;
– Luật Giáo dục năm 2019;
– Luật đấu thầu năm 2013;
– Luật Viên chức năm 2010, Luật Cán bộ, công chức và
– Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học
Mục lục bài viết
1. Một số khái niệm:
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thỏa thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.
Căn cứ Điều 56 Luật Giáo dục 2019 quy định về hiệu trưởng như sau:
– Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
– Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
– Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
– Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó hiểu rằng hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận theo quy định pháp luật. Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019: các cấp bậc của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học và có hai dạng trường là trường công lập và trường dân lập.
2. Hiệu trưởng trường có được ký kết hợp đồng kinh tế không?
2.1. Hiệu trưởng trường dân lập:
Để được đăng ký thành lập trường học dân lập thì các tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật thì khi thành lập trường học dân lập còn phải đáp ứng về điều kiện nhân lực theo quy định của pháp luật. Với trường hợp trường dân lập, hiệu trưởng của trường dân lập là người lao động được tuyển dụng vào làm quản lý cơ sở giáo dục công lập. Để xác định hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế hay không cần căn cứ vào các văn bản như hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp chủ quản,…
Trường dân lập không sử dụng nguồn vốn nhà nước nên việc ký kết các hợp đồng kinh tế là do điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Trường quyết định. Vì vậy, trong trường hợp điều lệ công ty hoặc trong quy chế hoạt động của trường giao quyền ký kết hợp đồng kinh tế cho Hiệu trưởng nhà trường, thì Hiệu trưởng nhà trường tư thục sẽ có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế.
2.2. Hiệu trưởng tại trường công lập:
Hiệu trưởng của trường công lập là viên chức bởi theo Luật Viên chức 2010, Luật Cán bộ, công chức và
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.”
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Theo những giải thích trên, trường công lập là đơn vị sự nghiệp công lập, do đó, hiệu trưởng trường công lập là viên chức, chính xác hơn là Viên chức quản lý. Theo đó, hiệu trưởng có những nghĩa vụ của viên chức quản lý theo Điều 18 Luật Viên chức, cụ thể:
“Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.”
Theo quy định tại Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về điều lệ các trường tiểu học công lập, theo đó Hiệu trưởng trường tiểu học công lập có quyền: “quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.”. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các nội dung về tự chủ tài chính khác nhau. Việc tự chủ tài chính này có thể được thực hiện bằng việc giao kết các hợp đồng thực tế với cá nhân, tổ chức khác, tuy nhiên vẫn cần căn cứ vào quyết định giao quyền, quy định pháp luật cụ thể để xác định quyền ký hợp đồng kinh tế của hiệu trưởng trường tiểu học.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định về phạm vi điều chỉnh của hoạt động đấu thầu có bao gồm những hoạt động liên quan đến:
“Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công”
Như vậy, viên chức quản lý có nghĩa vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách thẩm quyền được giao. Vậy hiệu trưởng trường công lập có thể được ký hợp đồng kinh tế nếu có các văn bản giao quyền của cấp trên trực tiếp.
3. Hậu quả của việc ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền:
Trong trường hợp, hiệu trưởng nhà trường ký kết các văn bản kinh tế không đúng thẩm quyền trong khi chưa có văn bản giao quyền của cấp trên trực tiếp hay quy định pháp luật liên quan quy định hiệu trưởng không có thẩm quyền ký kết đối với hợp đồng kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp này hợp đồng giao kết không đúng thẩm quyền hay nói cách khác hiệu trưởng không có năng lực pháp luật trong trường hợp này. Vì vậy, hiệu trưởng không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 điều 117 dẫn đến hợp đồng kinh tế vô hiệu căn cứ tại điều 122 Luật Dân sự 2015.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do tại điều 122 Bộ luật dân sự 2015 là không xác định căn cứ vào điều 132 Bộ luật dân sự 2015.
Hậu quả của hợp đồng kinh tế căn cứ vào điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Như vậy, hiệu trường tại trường dân lập được phép ký kết hợp đồng kinh tế tùy thuộc vào điều lệ, quy định nhà trường. Hiệu trường trường công lập cần căn cứ vào quy định pháp luật có liên quan, văn bản giao quyền của cấp trên trực tiếp. Hiệu trưởng giao kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.