Quy định về bản án hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015? Thời hiệu thi hành bản án hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015?
Nhà nước quy định bản án nói chung và bản án sơ thẩm hình sự nói riêng là do Tòa án ban hành, là văn bản tố tụng tư pháp của Nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Về hình thức soạn thảo và trình bày mặc dù đã có quy định riêng về biểu mẫu được sử dụng nhưng trên thực tế khi xem xét lại thì nhiều bản án lại được trình bày có thể khác nhau nhưng vẫn phải đáp ứng đầy đủ những nội dung và đề mục cần phải có.
Luật sư tư vấn luật hình sự và giải quyết vụ án hình sự: 1900.6568
1. Quy định về bản án hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015 ?
Khái niệm về bản án hình sự
Bản án hình sự là văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử một vụ án hình sự. Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án.
Bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm (giữa bên công tố và bên bào chữa). Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Hình thức của bản án hình sự
Hình thức của bản án:
Theo thống nhất tại hội nghị trực tuyến tập huấn viết bản án năm 2017 của
Nội dung của bản án: có kết cấu gồm phần mở đầu, phần nội dung vụ án, phần nhận định của Tòa án, phần quyết định
– Thứ nhất, phần mở đầu bản án:
Phần tiêu đề ở góc trái bản án: tùy theo bản án của Tòa án mà có thể có hình thức khác nhau. Ví dụ: ó bản án in đậm nội dung “Bản án số 04/2020/HS-ST ngày… tháng… năm” có bản án lại in thường
Phần ghi thông tin về những người tiến hành tố tụng, thời gian địa điểm xét xử
Về địa điểm xét xử: tùy vào nơi xét xử để ghi, ví dụ như: vụ án được xét xử tại trụ sở Tòa án thì phải viết “tại phòng xử án” và nếu xét xử tại địa điểm khác ngoài trụ sở thì phải viết “tại hội trường”…
Mục “Thư ký phiên tòa”: Theo hướng dẫn thì chỉ cần ghi họ tên thư ký của Tòa án, ví dụ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Nguyễn Văn A
Phần lý lịch của bị cáo:
+ Về nơi cư trú của bị cáo
+ Về trình độ văn hóa/học vấn
+ Về tiền án, tiền sự; nhân thân
Về những thành phần tham gia tố tụng tại phiên tòa: tùy vào từng vụ án để ghi mục này có thể là bị can, bị cáo, người bào chữa, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,….
– Thứ hai, nội dung vụ án:
Phần này phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 260
+ Một số bản án chép lại gần như nguyên văn nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát về diễn biến hành vi phạm tội trong đó thống kê lại đặc điểm toàn bộ vật chứng của vụ án đã thu giữ và xử lý nên làm bản án dài và trùng lặp.
+ Ghi quan điểm của Kiểm sát viên (KSV), của người tham gia tố tụng tại phiên tòa trong giai đoạn tranh luận chưa đầy đủ nên chưa phản ánh rõ nét hoạt động tranh tụng tại phiên tòa
+ Việc lựa chọn chứng cứ chứng minh để nêu trong bản án còn thiếu khoa học: Có bản án viện dẫn chứng cứ quá dài, có những chứng cứ mà nội dung không liên quan gì đến việc giải quyết vụ án. Có bản án lại ghi cả những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố vào phần này. Cá biệt có bản án còn ghi nhầm quan điểm giải quyết của HĐXX mà lẽ ra phải được đưa vào phần “Nhận định của Tòa án” vào phần “Nội dung vụ án”.
– Thứ ba, nhận định của Tòa án:
Phần này phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 260
Ở phần này cũng tồn tại một số bất cập như: một số bản án chưa nêu được mục đích, động cơ phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội hoặc điều kiện sinh sống và giáo dục của bị cáo, nhất là trong trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi. Một số bản án xét xử các vụ án đồng phạm nhưng Hội đòng xét xử không phân tích làm rõ hình thức đồng phạm, không xác định rõ vai trò của từng bị cáo trong vụ án nhưng trong quyết định của bản án lại áp dụng các quy định về đồng phạm được quy định tại Điều 17 và Điều 58 của
Về biện pháp tư pháp: Nhiều bản án áp dụng pháp luật thiếu chính xác như dẫn chứng sai điều khoản, sai về quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên tòa
Phần ghi quan điểm của Hội đồng xét xử về xử lý vật chứng: Nhiều bản án chưa nêu được căn cứ pháp luật để HĐXX xử lý các vật chứng của vụ án
– Thứ tư, quyết định của Tòa án
Phần này phải phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Mẫu viết bản án tại Nghị quyết số 05/2017/NQ- HĐTP (19/9/2017) không hướng dẫn HĐXX phải ghi áp dụng “điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS” vào bản án
Hoạt động tuyên án: có thể thấy những bản án đã được công bố có rất nhiều cách tuyên với nội dung và hình thức khác nhau và không thống nhất về hình thức và nội dung
Cách tuyên án cũng khác nhau: có bản án sử dụng từ “Căn cứ” theo đúng mẫu bản án của TANDTC, nhiều bản án lại sử dụng từ “Áp dụng”. Nhiều bản án tuyên căn cứ các điều luật về tội danh; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, án phí sau đó mới tuyên bố bị cáo phạm tội. Nhiều bản án lại tuyên bố bị cáo phạm tội gì sau đó mới tuyên áp dụng điều luật ở từng mục
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015?
Thời hiệu thi hành bản án được quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTPTANDTC như sau:
1.1. Thời hiệu thi hành bản án quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự là thời hiệu thi hành bản án hành sự về quyết định hình phạt. Đối với các quyết định về bồi thường thiệt hại, án phí và các quyết định khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành bản án được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1.2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 55 của Bộ luật hình sự mà người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kề từ ngày phạm tội mới.
Ví dụ: Tại bản án hình sự phúc thẩm số 15/HSPT ngày 10/5/2006, Toà án cấp phúc thẩm xử phạt Nguyễn Văn A hai năm tù về tội “cố ý gây thương tích”. Nguyễn Văn A chưa bị bắt đi chấp hành hình phạt tù. Ngày 20/3/2007, Nguyễn Văn A phạm tội trộm cắp tài sản. Như vậy thời hiệu thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 15/HSPT ngày 10/5/2006 là năm năm tính từ ngày 21/3/2007. Còn thời hiệu thi hành bản án đối với tội trộm cắp tài sản được tính từ ngày bản án của Tòa án kết án về tội trộm cắp tài sản có hiệu lực pháp luật.
1.3. Trường hợp trong bản án có tổng hợp hình phạt của nhiều tội thì căn cứ mức hình phạt để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự là hình phạt chung của hình phạt chính nặng nhất.
Ví dụ: Tại bản án hình sự phúc thẩm số 10/2007/HSPT ngày 15/3/2007, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo H và giữ nguyên bản án sơ thẩm số 15/2006/HSST ngày 20/12/2006 của Toà án nhân dân tỉnh T; tuyên bố bị cáo H phạm tội giết người, cố ý gây thương tích và cho vay lãi nặng; áp dụng khoản 2 Điều 93, khoản 1 Điều 104, khoản 1 Điều 163 và khoản 1 Điều 50 của Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo H 12 năm tù về tội giết người, 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích, 20 triệu đồng về tội cho vay lãi nặng; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo H phải chấp hành hình phạt chung là 14 năm tù và 20 triệu đồng… Trong trường hợp này căn cứ mức hình phạt để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 10/2007/HSPT nêu trên là hình phạt chung của hình phạt tù (14 năm tù). Như vậy theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Bộ luật hình sự thì thời hiệu thi hành bản án phúc thẩm này là mười năm.
1.4. Trường hợp trong bản án có nhiều người bị kết án thì căn cứ vào mức hình phạt đối với từng người cụ thể để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với họ.
1.5. Trường hợp trong bản án có tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thì căn cứ vào mức hình phạt trong mỗi bản án cụ thể để tính thời hiệu thi hành mỗi bản án hình sự cụ thể đó mà không phải căn cứ vào mức tổng hợp hình phạt chung.
1.6. Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh và
“ Cố tình trốn tránh” là cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu, thay đổi họ tên, hình dạng… làm cho cơ quan có thẩm quyền thi hành án không biết họ ở đâu hoặc không phát hiện được.
Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh, nhưng
1.7. Trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và khi hết thời hạn hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù mà Chánh án tòa án đã cho hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù không ra quyết định thi hành án hình phạt tù theo quy định tại khoản 2 Điều 261 hoặc quyết định thi hành án phạt tù đối với phần hình phạt tù còn lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 262 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có ra quyết định thi hành án phạt tù, nhưng người bị kết án không trốn tránh, thì cũng được hưởng thời hiệu thi hành bản án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết hạn hoãn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt từ còn lại mà người bị kết án chưa chấp hành.
Việc soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo được các yêu cầu là một nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Để bản bán được ban hành thì cơ quan ban hành cần đáp ứng đầy đủ nội dung, hình thức và chú ý đến thời hiệu thi hành bản án khi có quyết định của