Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Hiệu quả sử dụng tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Hiệu quả sử dụng tự sự trong bài thơ Mây và sóng:
1.1. Yếu tố tự sự trong bài thơ Mây và sóng:
– Tác giả sử dụng yếu tố tự sự để kể lại cuộc trò chuyện giữa em bé với mây và sóng:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng nên tận tầng mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”
…………….
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
1.2. Hiệu quả sử dụng tự sự trong bài thơ Mây và sóng:
– Yếu tố tự sự: Giúp kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của cậu bé với mây và sóng. Qua đó giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng, tình cảm gắn bó của cậu bé với mẹ, niềm vui và hạnh phúc của hai bà mẹ trong trò chơi.
2. Hiệu quả sử dụng miêu tả trong bài thơ Mây và sóng:
2.1. Yếu tố miêu tả trong bài thơ Mây và sóng:
– Tác giả miêu tả các sự vật được nhắc đến trong câu chuyện mà em bé kể với mẹ.
– Bình minh vàng
– Vầng trăng bạc
– Bầu trời xanh thẳm
2.2. Hiệu quả sử dụng miêu tả trong bài thơ Mây và sóng:
– Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm gắn bó của đứa con với mẹ, niềm vui sướng, hạnh phúc của hai mẹ con trong những trò chơi.
– Yếu tố miêu tả giúp các sự việc trong bài thơ hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.
3. Trả lời một số câu hỏi SGK:
Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?
– Dấu hiệu giúp em nhận biết đây là thơ là:
+ Khi kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.
+ Các câu hỏi và câu trả lời của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Bài thơ không có vần, không bị gò ép bởi quy tắc vần luật nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
Câu 2. Nếu ấn tượng của em về bài thơ và những biện pháp tu từ ấn tượng trong bài “Mây và sóng”?
Trả lời:
* Ấn tượng của em về bài thơ:
– Bài thơ có phong cách khác với cấu trúc của những bài thơ thông thường, đó là một bài thơ văn xuôi.
– Khi đọc bài thơ, em có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự gắn bó của đứa con với mẹ được thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trên sóng.
– Đặc biệt, bài thơ truyền tải được tình mẫu tử thiêng liêng và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi giữa mẹ và con mà em bé nghĩ đến.
* Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng:
– Bài thơ tràn ngập những hình ảnh thiên nhiên bao la, sống động và đầy màu sắc: mây, sóng, đại dương, bình minh vàng, hoàng hôn, trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ vô cùng kỳ lạ.
+ Những hình ảnh thiên nhiên đó được cảm nhận qua đôi mắt và tâm hồn của em bé nên đẹp hơn, sống động và hấp dẫn hơn.
+ Hình ảnh thiên nhiên mang lung linh, kỳ ảo nhưng vẫn rất sống động và chân thực.
+ Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả rất gần gũi.
+ Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: trò chơi trên mây, trên sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc sống; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la, bao dung của người mẹ.
Câu 3. Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ:
Trả lời:
– Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ:
+ Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn tình cảm, sự gắn bó của người con với mẹ, niềm vui, hạnh phúc của mẹ và con trong các trò chơi.
+ Yếu tố miêu tả giúp sự vật hiện lên sống động, hấp dẫn hơn như: bình minh vàng, trăng bạc,..
Câu 4. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?
Trả lời:
– Thông qua bài thơ, em cảm nhận về tình cảm của tác giả là:
+ Tác giả vô cùng trân trọng mối quan hệ thiêng liêng giữa mẹ và con
– Những chi tiết trong bài thơ tạo cho em cảm nhận là:
+ Con luôn từ chối những lời mời gọi hấp dẫn đi chơi của những người trên mây, trên sóng vì mẹ đang đợi ở nhà.
+ Con nghĩ đến những trò chơi thú vị và cảm thấy vô cùng vui vẻ khi được chơi cùng mẹ.
Câu 5. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Trả lời:
– Những trò chơi mà bé nghĩ đến và cách bé miêu tả những trò chơi này thể hiện tình cảm của bé dành cho mẹ:
+ Bé là sóng, mẹ là bờ
+ Cách bé mô tả:
Em bé lăn, lăn mãi, rồi cười lớn và tan vào vòng tay mẹ và không ai trên thế giới biết mẹ và con ở đâu.
– Thông qua những hình ảnh đó đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình là:
+ Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình là loại tình cảm gắn bó, là mối quan hệ ruột thịt không gì có thể thay thế được.
+ Chúng ta nên trân trọng những tình cảm gia đình quý giá và luôn đối xử tốt, yêu thương chân thành với người thân của mình.
4. Phân tích ngắn gọn bài thơ “Mây và Sóng”:
Bài thơ “Mây và Sóng” được sáng tác năm 1915, sử dụng hình ảnh mây và sóng để gợi cho em bé trí tưởng tượng độc đáo và thể hiện tình yêu thiên nhiên của em bé. Mặt khác đó cũng là những lời từ chối của em bé khi bị rủ rê, giúp em bé có thể tự chủ được bản thân, thể hiện tình yêu thương của em giành cho mẹ.
Mở đầu là lời mời gọi vô cùng hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Đây là những trò chơi vô cùng thú vị. Đối với trẻ em, các em thực sự muốn chơi, muốn khám phá những thứ đặc biệt, muốn tìm ra những điều thú vị mà người lớn khó có thể tưởng tượng được.
Ở hai đoạn tiếp theo, mây và sóng hướng dẫn em bé đến chơi với chúng, nhưng em bé từ chối. Tất cả chỉ vì mẹ đang đợi ở nhà. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu mẹ.
Em bé đã nghĩ ra một cách khả thi hơn, sáng tạo hơn, đó là đưa hình ảnh người mẹ vào giấc mơ của mình. Và đưa tình cảm của mẹ vào trong em. Điều này cũng chứng tỏ tình yêu mà em bé dành cho mẹ và những tình cảm trong sáng đó luôn hiện hữu và đọng lại trong em, dù đi đâu em cũng luôn nhớ đến mẹ. Em bé sẽ không vì những cuộc chơi mà bỏ mẹ ở nhà một mình.
Trong đoạn thơ còn lại, ta thấy được những lời đối đáp giữa em bé với những con sóng. Những hình ảnh này xuất hiện, khiến em bé muốn ra ngoài chơi một lần nữa, nhưng vì nghĩ đến mẹ và yêu mẹ, em bé từ bỏ việc chơi đùa và quay trở về với mẹ.
Tuy nhiên, em bé lại nghĩ theo một hướng khác, đưa hình bóng mẹ mình thành những con sóng và em bé lăn tròn trong vòng tay mẹ. Thông qua phản ứng của em bé với những đám mây và những con sóng, cho thấy em bé là một người rất yêu mẹ. Cho dù trò chơi có vui đến đâu, em bé cũng sẽ không rời xa mẹ để ra ngoài chơi đùa.