Đầu tư công luôn là con dao hai lưỡi đối với một quốc gia. Nếu như sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công này thì sẽ có lợi ích phát triển mạnh mẽ nền kinh tế , ngược lại, nó cũng có thể trở thành một gánh nặng cho chính quốc gia đó, gây thất thoát, lãng phí.
Mục lục bài viết
1. Hiệu quả đầu tư công là gì?
1.1. Đầu tư công là gì?
Theo điều 4 Luật Đầu tư Công, “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.”
– Với khái niệm đầu tư công đưa ra ở Luật Đầu tư Công gồm 2 phần:
+ Thứ nhất, khẳng định là đầu tư của Nhà nước và thứ hai là đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
+ Phần thứ hai gồm cả chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội coi như bao hàm hết mọi dự án mà Nhà nước đầu tư vì các dự án đều không trực tiếp cũng gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Vậy, thuật ngữ Đầu tư công theo điều 4 Luật Đầu tư có thể hiểu là đầu tư của Nhà nước.
1.2. Về hiệu quả đầu tư công:
Ở hầu hết các quốc gia đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư công là một công cụ kinh tế của Nhà nước, được sử dụng đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Nhưng ngược lại, đầu tư công cũng có thể trở thành gánh nặng cho quốc gia, nếu nó được sử dụng một cách thái quá, gây nên sự dàn trải, kém hiệu quả.
Trong thời gian qua, đầu tư công đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; tạo môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu các chế tài và biện pháp quản lý, giám sát, nên đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, như: phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư tràn lan không tính đến khả năng cân đối vốn, bố trí vốn dàn trải; kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm; và đã gây nhiều thất thoát, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Tình trạng thi công vượt quá vốn kế hoạch được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản quá mức, gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) các cấp, đẩy ngân sách trung ương vào thế bị động trong nhiều năm qua.
Giai đoạn hiện nay có thể nhận định tác động và vai trò của hoạt động đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam như sau.
Đầu tiên, đầu tư nhà nước đã phát huy vai trò trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng…
Thứ hai, cơ cấu đầu tư công đã có những chuyển biến tích cực, hoạt động này đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ của người lao động.
Thứ ba, đã hình thành được bộ khung pháp luật tương đối đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng.
– Hiệu quả đầu tư công trong tiếng anh là Efficiency of public investment
– Định nghĩa hiệu quả đầu tư công trong tiếng anh được hiểu là:
In recent years, public investment has made an important contribution to the construction and improvement of the socio-economic infrastructure system; creating an environment and promoting economic development, poverty reduction, ensuring social security and social equity, strengthening national defense and security potentials.
– Một số từ vựng tiêu biểu liên quan đến lĩnh vực này như:
– Invest (v): Đầu tư, đầu tư vốn
– To invest capital in some undertaking (v): Đầu tư vốn vào một việc kinh doanh
– Investibility (n): Tính có thể đầu tư được
– Investible (adj): Có thể đầu tư được
– Investment (n): Sự đầu tư, vốn đầu tư
– Capital investment (n): Vốn đầu tư cơ bản
– Direct investment (n): Vốn đầu tư trực tiếp
– Foreign investment (n): Vốn đầu tư nước ngoài
– Investor (n): Người đầu tư
– Direct investment in Vietnam (n): Sự đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
– Forms of investment (n): Các hình thức đầu tư
– Industrial investment (n): Sự đầu tư công nghiệp
– Investment account (n): Tài khoản đầu tư
– Investment credit (n): Tín dụng đầu tư
– Investment bank (n): Ngân hàng đầu tư
– Investment cost (n): Chi phí đầu tư
– Investment expenditure (n): Phí tổn đầu tư
– Investment financing (n): Sự tài trợ đầu tư
– Investment law (n): Luật đầu tư
– Investment license (n): Giấy phép đầu tư
– Investment of capital (n): Sự đầu tư vốn
– Investment plan (n): Kế hoạch đầu tư
2. Giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công:
2.1. Những tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn đầu tư công:
Đầu tư công tại Việt Nam tuy đã đạt những kết quả tích cực, song thực tiễn cho thấy, hiện nay vẫn còn một số tồn tại hạn chế sau:
– Đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải; hiệu quả đầu tư một số công trình hạ tầng chưa cao. So với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng với Việt Nam, thì hệ số suất đầu tư của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao. Thực tế này cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư còn thấp.
– Cơ cấu đầu tư từ khu vực nhà nước hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. đầu tư của Nhà nước hiện nay tập trung vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng tham gia. Nguồn vốn đầu tư còn dàn trải, tình trạng kéo dài tiến độ, thậm chí có dự án chậm so với tiến độ hàng chục năm, làm gia tăng chi phí đầu tư. Cơ cấu vùng miền trong đầu tư cũng chưa hợp lý, chất lượng quy hoạch phát triển chưa hiệu quả…
Hoạt động đầu tư công còn tồn tại hạn chế chủ yếu do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
– Nguyên nhân khách quan: Là do tác động ảnh hưởng từ biến động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới, kinh tế trong nước suy giảm; tổng cầu yếu, dẫn đến việc huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn; Các tồn tại, bất cập về đầu tư công trong giai đoạn trước chưa thể xử lý dứt điểm ngay trong ngắn hạn; Các dự án, chương trình cũ, tồn đọng từ trước vẫn cần tiếp tục được xử lý, sắp xếp…
– Nguyên nhân chủ quan: Thể chế pháp luật về đầu tư công chưa thực sự đồng bộ, thống nhất; chưa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo giữa các quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư công; vẫn còn lúng túng trong việc triển khai Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; cách hiểu và cách tiếp cận thực hiện của các bộ, ngành và địa phương còn khác nhau, dẫn đến mất nhiều thời gian trong hoàn thiện thủ tục các dự án đầu tư công.
Chất lượng của quy hoạch còn thấp, tính dự báo còn hạn chế, thiếu tính liên kết, đồng bộ gây lãng phí và kém hiệu quả đầu tư đối với một số dự án hạ tầng. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, mất nhiều thời gian, nên làm chậm tiến độ của hầu hết các dự án. Nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, gây khó khăn trong cân đối vốn và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.
Trong công tác chuẩn bị đầu tư, vẫn còn tình trạng một số dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn. Khi dự án đã được quyết định đầu tư và bố trí vốn mới thực sự tiến hành chuẩn bị đầu tư, nên chưa thể tiến hành thi công và giải ngân hết số vốn theo kế hoạch.
Việc chấp hành các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch ở một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm, dẫn đến việc phải bổ sung, sửa đổi phương án phân bổ vốn nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ giao kế hoạch đầu tư phát triển. Công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức…
2.2. Giải pháp đề xuất để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công:
Để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững, trong những năm tới cần thực hiện tái cơ cấu kinh tế sâu rộng. Đối với chính sách tăng trưởng, tài chính công và đầu tư công, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công, tập trung thống nhất về phạm vi đầu tư. Trên cơ sở đó, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin phục vụ công tác chuẩn bị lập dự án ngân sách, có quy trình quản lý, cập nhật kịp thời tình hình thu chi ngân sách để cho các cấp chính quyền thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Tập trung đầu tư công vào các công trình trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phân bổ vốn đầu tư theo các nguyên tắc và tiêu chí đã đưa ra, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đối với các công trình xây dựng cơ bản thì cần kiên quyết thu hồi các khoản tạm ứng và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. Đặc biệt, tăng cường kỷ luật tài chính trong quản lý vốn đầu tư công, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm pháp luật.
Thứ ba, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước (<40%) và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư công của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để tăng dần tỷ trọng vốn ở các khu vực này.
Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công cần có sự đảm bảo đồng bộ trong đột phá thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế từ vĩ mô đến vi mô, tạo động lực về chất cho sự phát triển của đất nước. Có như vậy việc sử dụng hiệu quả và khơi thông dòng chảy vốn đầu tư công mới triệt để và bền vững trong nền kinh tế xã hội Việt Nam.