Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm của hợp đồng dân sự? Hình thức của hợp đồng dân sự? Hiệu lực của hợp đồng dân sự?
Như chúng ta đã biết, cụm từ hợp đồng được dùng rất phổ biến hiện nay bởi lẽ nó rất quan trọng trong một giao dịch mà mỗi cá nhân tham gia đều muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra khái niệm, hình thức và nội dung trong hợp đồng với mục đích giúp nhữn chủ thể tham gia giao kết hợp đồng nắm bắt được tính hợp pháp cần phải có khi sử dụng hợp đồng dân sự trong các trường hợp để không bị trái với pháp luật, không có giá trị khi có tranh chấp xảy ra.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Hợp đồng dân sự là gì?
Đối với khái niệm hợp đồng được quy định theo Điều 385
Theo đó, từ khái niệm hợp đồng có thể hiểu hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định.
Xét dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015). Ký kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý giữa hai bên tham gia, đó là làm phát sinh xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện tuy nhiên phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Và hợp đồng có hiệu lực khi hai bên thỏa thuận, giao kết và thực hiện được các nội dung đúng với chủ thể không trái với pháp luật về dân sự.
2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự?
– Hợp đồng dân sự mang tính thỏa thuận:
Theo quy định hợp đồng dân sự trước hết đây phải là một thỏa thuận tức là hình thành trên cơ sở là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo đúng các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tự do giao kết hợp đồng và không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thỏa thuận có nghĩa là thể hiện sự đồng ý về nội dung thảo luận, được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề trong nội dung thỏa thuận và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên tham gia đều phải được xem xét và dung hoà được tất cả các tranh chấp thành mọt quan điểm thống nhất, là việc các bên tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.
Tuy nhiên, sự tự nguyện giữa các bên này được thể hiện dưới hình thức có thể là trực tiếp thảo luận bằng miệng, đưa ra những quan điểm, ý kiến, nhận định chung sau đó mới tiến hành ký kết hợp đồng bởi lẽ trong hợp đồng không thể ghi mọi thỏa thuận đó mà chỉ ghi những mục chính như nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ hai bên,….
– Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự:
Chủ thể tham gia, thực hiện hợp đồng dân sự được quy định phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hoặc đa phương tức là sẽ phải có một bên giữ quyền còn một bên phải thực hiện nhiệm vụ. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.
– Về mục đích của hợp đồng dân sự:
Hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo nội dung xác lập quan hệ có thể là mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một bên thực hiện quyền, một bên thực hiện nghĩa vụ hoặc cả hai bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể được xác lập chung đối với từng đối tượng hợp đồng đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là những quyền và nghĩa vụ do hai bên tự thỏa thuận, đặt ra, hai bên bắt buộc phải thực hiện.
3. Hình thức của hợp đồng dân sự?
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng phù hợp với từng trường hợp cụ thể Điều 199
– Thứ nhất, là hình thức miệng (bằng lời nói) quy định hình thức này để các bên giao kết hợp đồng không cần lập bằng văn bản mà chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản cần thực hiện của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.
– Thứ hai, là hình thức viết (bằng văn bản)
Hình thức viết ở đây được thể hiện dưới dạng văn bản, trong văn bản, các bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và hai bên cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
– Thứ ba, hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký
Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
4. Hiệu lực của hợp đồng dân sự?
Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
– Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản theo quy định về Tặng cho động sản tại điều 458 BLDS.
Như vậy, hợp đồng dân sự được xác lập khi hai bên có thỏa thuận, tự nguyện đồng ý giao dịch và theo quy định pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay từ khi hai bên xác nhận ký giao kết hợp đồng theo các điều khoản, quyền và nghĩa vụ trong hợp đòng đòng thời khi hợp đồng có hiệu lực thì cả hai bên phải bắt buộc thực hiện phần quyền, nghĩa vụ tương ứng.