Hiệu lực của di chúc đối với di sản không được nêu trong di chúc. Di sản mới được mua, không có trong di chúc thì di chúc có điều chỉnh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có một vấn đề sau đây muốn hỏi Luật sư. Bà nội của tôi đã viết di chúc và có ý định thừa kế tài sản ngôi nhà mà bà đang ở các con. Tuy nhiên, ngôi nhà mà bà tôi đang ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà của tôi, nhưng trong thời gian tới bà tôi sẽ tiến hành bán căn nhà đó. Điều mà tôi băn khoăn là, liệu rằng khi bà tôi mất đi thì hiệu lực của di chúc đối với mà căn nhà mà bà tôi mới mua có giống với căn nhà cũ không. Tức là các con có được hưởng thừa kế theo di chúc đối với căn nhà mới mua hay không? Mong Luật sư phản hồi lại sớm cho chúng tôi. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như chúng ta đã biết, viết di chúc là quyền của mọi công dân Việt Nam, thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều này đã được thừa nhận trong các quy định của Chương XXIII, “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền thừa kế, phân định di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người hưởng thừa kế hay chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, bà nội của bạn vẫn minh mẫn, sáng suốt nên hoàn toàn có thể tự lập di chúc được (Điểm a, Khoản 1, Điều 652, “Bộ luật dân sự 2015”). Đây là một trong những điều kiện cần để một di chúc được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, điều kiện không thể thiếu sót ở đây là nội dung và hình thức của di chúc phải đáp không được trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điểm b, Khoản 2, Điều 652, “Bộ luật dân sự 2015”). Theo đó, theo quy định tại Điều 653, “
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
Di sản để lại và nơi có di sản;
Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
>>> Luật sư
Như vậy, trong trường hợp bà nội của bạn bán đi căn nhà là di sản thừa kế theo di chúc thì đương nhiên ngôi nhà mà bà nội của bạn mới mua sẽ không phải là di sản thừa kế theo di chúc. Bởi lẽ, trong nội dung của di chúc ghi rõ căn nhà mà bà nội của bạn đã bán là di sản thừa kế cho con cháu khi đó nó là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà bạn. Nên khi bà bạn bán đi thì đó sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu của bà bạn nữa. Mà theo quy định tại Điều 646, “Bộ luật dân sự 2015” thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nhưng tài sản mà chúng ta đang nói ở đây không còn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà bạn, cho nên ngôi nhà mới mà bà bạn mua sẽ không được coi là di sản thừa kế theo di chúc.