Phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn? Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn?
Hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự đề ra về thủ tục rút gọn có thể thấy thủ tục này là quy định tiến bộ trong quy định của
Cơ sở pháp lý:
Bộ tố tụng dân sự 2015
Luật sư
1. Phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn
Tại Điều 320. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
– Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
– Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 239 của Bộ tố tụng dân sự 2015
– Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của Bộ Bộ tố tụng dân sự 2015. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ tố tụng dân sự 2015. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định
– Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ tố tụng dân sự 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ tố tụng dân sự 2015
Như vậy, căn cứ như trên có thể thấy pháp luật đề ra quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng và linh hoạt của việc giải quyết các vụ án đơn giản, rõ ràng theo quy định của pháp luật, tại khoản 3 Điều 320
Theo đó nên sau khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp khống được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định. Đối với các trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bởi pháp luật dân sự luôn tôn trong nguyên tắc tự thỏa thuận giữa các đương sự trong giải quyết vụ việc. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì thẩm phán tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên.
Theo quy định như trên thì pháp luật quy định về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn theo quy định với quan điểm mở phiên tòa để nghe các bên đương sự trình bày, nghe sự giải thích hay đối chiếu xem có mâu thuẫn về tài liệu, chứng cứ không? Nên căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục khai mạc phiên tòa, trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện như đối với vụ án giải quyết theo thủ tục tô tụng thông thường theo quy định. Bên cạnh dó thì đối với vụ án đơn giản, rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ thì việc xét xử tại phiên tòa “thực chất là một phiên đối chất để kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, trước khi thẩm phán ra quyết định về vụ v/ệc”. Như vậy nên việc tranh luận, đối đáp cần thực hiện đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường khi giải quyết các vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 các tình tiết đó có thể làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định để giải quyết vụ án được đúng đắn hơn. Trong trường hợp này, theo quy định thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
2. Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục rút gọn
Tại Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, thông qua quy định chúng tôi đưa ra có thể nhận định rằng, để phù hợp với nguyên tắc tại khoản 6 Điều 103
” Điều 321. Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn
1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc khi phát hiện tình tiết mới làm thay đổi bản án, quyết định của tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.