Hiệp ước WIPO (WIPO Copyright Treaty - WCT) là hiệp ước đặc biệt được các quốc gia ký kết để cụ thể hóa một điều khoản của Công ước Berne về quyền tác giả và quyền kế cận. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả là gì? Nội dung của Hiệp ước WIPO? Vai trò của Hiệp ước WIPO?
Mục lục bài viết
1. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả là gì?
Trên trang thông tin của tổ chức WIPO có ghi nhận rằng: (tạm dịch) “Hiệp ước WIPO (WCT) là một hiệp định đặc biệt theo Công ước Berne liên quan đến việc bảo vệ các tác phẩm và quyền của các tác giả của chúng trong môi trường kỹ thuật số. Bất kỳ Bên ký kết nào (ngay cả khi không bị ràng buộc bởi Công ước Berne) phải tuân thủ các quy định nội dung của Đạo luật (Paris) năm 1971 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886). Ngoài các quyền được Công ước Berne công nhận, họ còn được trao một số quyền kinh tế nhất định. Hiệp ước cũng đề cập đến hai vấn đề cần được bảo vệ bằng bản quyền: (i) các chương trình máy tính, bất kể phương thức hoặc hình thức thể hiện của chúng; và (ii) tổng hợp dữ liệu hoặc tài liệu khác (“cơ sở dữ liệu”).“
Hiệp ước WIPO được ký kết vào năm 1996 và có hiệu lực vào năm 2002.
2. Nội dung của Hiệp ước WIPO:
Hiệp ước WIPO đã có bản dịch sang Tiếng Việt, vì vậy, những nội dung mà tác giả cung cấp dưới đây chỉ mang tính tóm tắt về nội dung Hiệp ước. Đây cũng là những nội dung trọng tâm, người đọc cần nắm bắt và hiểu được cơ bản về nó:
WCT đề cập đến hai vấn đề cần được bảo vệ bởi bản quyền: (i) các chương trình máy tính, bất kể phương thức hoặc hình thức thể hiện của chúng; và (ii) tổng hợp dữ liệu hoặc tài liệu khác (“cơ sở dữ liệu”), dưới bất kỳ hình thức nào, do việc lựa chọn hoặc sắp xếp nội dung của chúng, tạo thành những sáng tạo trí tuệ. (Trong trường hợp cơ sở dữ liệu không cấu thành sự sáng tạo như vậy, thì cơ sở dữ liệu đó nằm ngoài phạm vi của Hiệp ước này.)
Đối với các quyền cấp cho tác giả, ngoài các quyền được Công ước Berne công nhận, Hiệp ước còn trao: (i) quyền phân phối; (ii) quyền cho thuê; và (iii) quyền thông tin rộng rãi hơn cho công chúng.
– Quyền phân phối là quyền cho phép cung cấp cho công chúng bản gốc và bản sao của tác phẩm thông qua hình thức bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác.
– Quyền cho thuê là quyền cho phép công chúng cho thuê thương mại bản gốc và bản sao của ba loại tác phẩm: (i) chương trình máy tính (trừ trường hợp bản thân chương trình máy tính không phải là đối tượng cần thiết của việc cho thuê); (ii) các tác phẩm điện ảnh (nhưng chỉ trong trường hợp việc cho thuê thương mại đã dẫn đến việc sao chép rộng rãi các tác phẩm đó, làm mất quyền độc quyền sao chép một cách nghiêm trọng); và (iii) các tác phẩm được thể hiện trong bản ghi âm như được xác định trong luật quốc gia của các Bên ký kết (ngoại trừ các quốc gia, kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1994, đã có một hệ thống có hiệu lực đối với việc trả công công bằng cho việc cho thuê đó).
– Quyền truyền thông tới công chúng là quyền cho phép mọi thông tin liên lạc tới công chúng, bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, bao gồm “việc cung cấp cho công chúng tác phẩm theo cách mà các thành viên của công chúng có thể tiếp cận tác phẩm từ một nơi và tại một thời điểm do họ chọn “. Biểu thức được trích dẫn bao gồm, đặc biệt, giao tiếp theo yêu cầu, tương tác thông qua Internet.
Đối với các giới hạn và ngoại lệ, Điều 10 của WCT kết hợp cái gọi là kiểm tra “ba bước” để xác định các giới hạn và ngoại lệ, như được quy định tại Điều 9 (2) của Công ước Berne, mở rộng áp dụng của nó đối với tất cả các quyền. Tuyên bố Đồng ý kèm theo WCT quy định rằng các giới hạn và ngoại lệ như được thiết lập trong luật quốc gia tuân thủ Công ước Berne, có thể được mở rộng sang môi trường kỹ thuật số. Các Quốc gia thành viên có thể đưa ra các ngoại lệ và giới hạn mới phù hợp với môi trường kỹ thuật số. Việc gia hạn hiện tại hoặc tạo ra các giới hạn và ngoại lệ mới được cho phép nếu các điều kiện của thử nghiệm “ba bước” được đáp ứng.
Về thời hạn, thời hạn bảo hộ phải từ 50 năm trở lên đối với bất kỳ loại công trình nào.
Việc hưởng và thực hiện các quyền được quy định trong Hiệp ước không được tuân theo bất kỳ hình thức nào.
Hiệp ước buộc các Bên ký kết cung cấp các biện pháp pháp lý chống lại việc gian lận các biện pháp công nghệ (ví dụ: mã hóa) được các tác giả sử dụng liên quan đến việc thực hiện các quyền của họ và chống lại việc xóa bỏ hoặc thay đổi thông tin, chẳng hạn như một số dữ liệu xác định các tác phẩm hoặc tác giả, cần thiết cho việc quản lý (ví dụ: cấp phép, thu thập và phân phối tiền bản quyền) quyền của họ (“thông tin quản lý quyền”).
Hiệp ước buộc mỗi Bên ký kết phải thông qua, phù hợp với hệ thống pháp luật của mình, các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc áp dụng Hiệp ước. Đặc biệt, mỗi Bên ký kết phải đảm bảo rằng các thủ tục thực thi có sẵn theo luật của mình để cho phép hành động hiệu quả chống lại bất kỳ hành động vi phạm các quyền được quy định trong Hiệp ước. Hành động đó phải bao gồm các biện pháp khắc phục nhanh chóng để ngăn chặn vi phạm cũng như các biện pháp ngăn chặn vi phạm tiếp theo.
Hiệp ước thành lập Hội đồng các Bên ký kết có nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Hiệp ước. Nó giao cho Ban thư ký của WIPO các nhiệm vụ hành chính liên quan đến Hiệp ước. Hiệp ước dành cho các Quốc gia thành viên của WIPO và Cộng đồng Châu Âu. Hội đồng do Hiệp ước thành lập có thể quyết định kết nạp các tổ chức liên chính phủ khác trở thành thành viên của Hiệp ước. Các văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập phải được gửi cho Tổng giám đốc của WIPO.
3. Vai trò của Hiệp ước WIPO:
Bất kỳ một Hiệp ước quốc tế nào ra đời cũng có ý nghĩa quan trọng và thể hiện được mối quan tâm chung của các quốc gia trên thế giới. Hiệp ước WIPO cũng là một điều ước quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, đặc biệt hơn đó là sự kế cận và cụ thể hóa của một điều ước quốc tế trước đó- Công ước Berne.
Trước hết, Hiệp ước WIPO tạo ra một cơ chế chung trong việc áp dụng và nội luật hóa các quy định của các quốc gia thành viên, tạo điều kiện để các nội dung trở nên đồng bộ, thống nhất, “cho phép nước thành viên đưa ra và mở rộng một cách hợp lý đến các hạn chế và ngoại lệ trong môi trường kỹ thuật số theo luật pháp nước mình“.
Thứ hai, Hiệp ước WIPO ràng buộc trách nhiệm của các quốc gia thành viên đối với các điều khoản mà họ công nhân (không bảo lưu), từ đó, giúp các quốc gia tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.
Thứ ba, Hiệp ước WIPO cho thấy được tầm quan trọng của vấn đề bản quyền về chương trình máy tính và dữ liệu trong đó, một lĩnh vực cực kỳ mới với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, trong khi trước đó, nói về quyền tác giả người ta chỉ tập trung vào các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thứ tư, Hiệp ước WIPO trở thành cánh tay nối dài của Công ước Berne, giúp cho quy định của công ướng Berne được áp dụng chi tiết, chính xác và trở thành nền tảng không thể thiếu của các quốc gia thành viên, từ đó xây dựng nên một quan điểm đúng đắn về bản quyền đối với các chương trình máy tính.
Thứ năm, Hiệp ước WIPO có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế liên quan đến nội dung mà nó thể hiện, đặc biệt là ứng dụng để giải quyết các tranh chấp có khả năng xảy ra.
Tóm lại sự ra đời của Hiệp ước WIPO từ năm 1996 không phải là quá sớm, tuy nhiên, dù như thế nào thì việc hình thành nên một Hiệp ước là điều cần thiết và thực tế nó đã được ra đời, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn lại thể hiện cách nhìn chung của các quốc gia trên thế giới, làm thế nào, để Hiệp ước WIPO phát huy được vai trò của nó là điều mà các quốc gia thành viên phát tích cực thực hiện.
Có thể nói, nội dung về Hiệp ước WIPO khá đầy đủ và ở một chừng mức nào đó thì khá dễ hiểu, kết cấu của Hiệp ước cũng như mọi điều ước quốc tế khác. Với việc có bản dịch Tiếng Việt, đã tạo điều kiện cho người đọc hay các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận, phân tích, bình luận hơn. Những thông tin được tác giả cung cấp trên đây cũng mang tính trích dẫn từ Hiệp ước là chủ yếu, vì vậy, để có cái nhìn tổng quan hơn, bên cạnh việc tham khảo bài viết, người đọc nên tìm thêm nội dụng Hiệp ước.