Hiệp thương giá là hoạt động được tiến hành trong hoạt động kinh doanh. Với các chủ thể giao dịch cần xác định và thương lượng về mức giá mua, bán. Hiệp thương giá là gì? Cùng bài viết tìm hiểu quy định của pháp luật về hiệp định thương giá.
Mục lục bài viết
1. Hiệp thương giá là gì?
Hiệp thương giá – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Price negotiation.
Khái niệm.
Hiệp thương giá là hoạt động được thực hiện trong hoạt động kinh doanh. Với các tính chất trong đảm bảo về mức giá xác lập trong giao dịch. Khi giá cả trên thị trường có sự biến đổi cũng như khó xác định. Các bên có nhu cầu trong giao dịch thường thấy các nhu cầu của mình không được đảm bảo. Do đó, cần thiết có một tổ chức trung gian tham gia. Ở đó, các chuyên môn, kinh nghiệm được áp dụng. Bằng cách căn cứ vào tính chất của hàng hóa phản ánh trên thị trường. Từ đó mang đến tính toán giá phù hợp đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch.
Hiệp thương mang đến yếu tố tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Yếu tố chuyên môn và nghiệp vụ được chủ thể lựa chọn tham gia làm trung gian giúp thương lượng giá. Ngoài ra, để đảm bảo tiếng nói, các cơ quan này thực hiện việc tổ chức và giải quyết các đề nghị, thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Nhằm mang đến tiếng nói thống nhất để giao dịch được tiến hành.
Bằng uy tín của cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước ở các địa phương hay phạm vi lãnh thổ khác nhau đảm nhận các chức năng của mình. Và cũng như có sự giám sát, phân công và phối hợp. Đảm bảo cho các hoạt động hiệp thương giá được tiến hành hiệu quả trên thực tế. Hiệp thương được dùng trong thương mại hàng hóa, dịch vụ; và hiệp là cách thức đàm phán, thỏa thuận trong giao dịch. Ở đó có sự tham gia của bên thứ ba hỗ trợ và đảm bảo lợi ích cho các bên. Cũng như đảm bảo cho các hiệu lực trong hợp đồng sau đó phát sinh hiệu lực.
Quy định pháp luật.
Hiệp thương giá được phản ánh có quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quyền lực nhà nước. Do đó, các khái niệm cũng phản ánh sự tham gia và đặc điểm của hoạt động. Khoản 7 Điều 4
“7. Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).”
2. Quy định pháp luật về hiệp thương giá:
2.1. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá (Điều 23 Luật giá năm 2012):
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn.
Hiệp thương giá không thực hiện đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Bởi quy định mang đến các tiêu chuẩn cho hàng hóa là đối tượng của hoạt động cụ thể. Phản ánh giá thường được tính toán với các giá trị trên thị trường. Do đó các hàng hóa có tính chất giá khác biệt mới là đối tượng. Hàng hóa, dịch vu đáp ứng các điều kiện sau:
– “Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
– Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.”
Với các tính chất được phản ánh ở cả hai điều kiện trên. Việc xác định giá cần thiết tiến hành nhằm đảm bảo cho giao dịch mua bán được hiệu quả. Khi thị trường cạnh tranh hạn chế, hoặc khi có tính chất độc quyền các giá cả không được phổ biến trên thị trường. Nó cần thiết có yếu tố tham gia với vai trò của nhà nước. Giúp các bên trong quan hệ tìm kiếm tiếng nói chung. Trước là thực hiện trung gian mang đến tiếng nói chung. Sau là dựa trên chuyên môn để mang đến cái nhìn trong phân tích và định giá.
Các trường hợp tiến hành hiệp thương giá.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá khi có yêu cầu hoặc đề nghị phù hợp. Các hoạt động tham gia trên tinh thần của bên tổ chức phải đảm bảo phù hợp pháp luật. Dựa trên giao dịch đối với hàng hóa, dịch vụ trong các trường hợp sau:
– Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán. Các bên khó khăn trong xác định giá, cùng với yếu tố giá cả không được nhà nước xác định trước. Thị trường cũng không có giao dịch phổ biến. Các bên cần thiết giao dịch để thực hiện nhu cầu. Do đó họ đề nghị được các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ. Vừa đảm bảo yếu tố công bằng, khách quan. Vừa là cơ quan có chuyên môn, đáp ứng được giải quyết thắc mắc.
– Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Là các hoạt động thực hiện công việc được giao. Như một nghĩa vụ và chức năng trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn. Do đó, khi có các giao dịch với tính chất khó xác định giá, tổ chức này được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
2.2. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá (Điều 24 Luật giá năm 2012):
Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan. Khi đó, có yêu cầu hoặc đề nghị, các cơ quan tự động thấy được quyền hạn và nghĩa vụ cần thiết thực hiện. Trong quy định pháp luật, Bộ tài chính và các Sở tài chính đảm nhận nhiệm vụ theo địa bàn hoạt động. Theo đó:
– Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Được hiểu là các hoạt động tổ chức hiệp thương có sự yêu cầu của cơ quan nhà nước ở Trung ương.
– Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Với các địa bàn tỉnh, các yêu cầu và đề nghị sẽ được Sở tài chính tham gia giải quyết.
Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương. Trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương. Mang đến các thống nhất và tránh thiếu hiệu quả. Bởi các phân công này giúp cho hoạt động hiệp thương nhanh chóng được tiến hành. Giúp không có sự chồng chéo trong phân công thực hiện nhiệm vụ.
– Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật. Với các nghiệp vụ chuyên môn được thông nhất thực hiện. Mang đến tính đồng bộ trong hoạt động, hiệu quả cho phản ánh giá nói chung.
2.3. Kết quả hiệp thương giá (Điều 24 Luật giá năm 2012):
Khi hiệp thương thành công.
– Tính chất phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ được các bên quan tâm hàng đầu. Đó cũng là lý do để các tổ chức cho hiệp thương được tiến hành. Với nhiệm vụ tổ chức của mình, các kết quả được cơ quan có thẩm quyền tổng kết lại. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá
Khi các bên chưa kết luận được mức giá.
Trong khi các nhu cầu tiến hành giao dịch là hoàn toàn cần thiết. Thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành. Mức giá này có thể được cân đối trước, đảm bảo các lợi ích đồng đều trong mong muốn của cả hai bên được phản ánh tốt nhất. Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Làm cơ sở cho các bên có thể tiến hành các công việc hay nhu cầu trước mắt.
Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện. Khi đó các văn bản thông báo chính thức mức giá cũng được lập ra.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.
Các thời hạn được xác định giúp các bên đảm bảo có mức giá hiệp thương tạm thời. Vì đây không phải hàng hóa, dịch vụ trong danh mục quy định giá của nhà nước. Cho nên có thể tiến hành hiệp thương đến khi nào thỏa thuận và thống nhất được mức giá.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật giá năm 2012.