Với sự hỗ trợ về chính sách phát triển của Chính phủ trong thời kỳ 4.0, thương mại điện tử có được cho mình nền tảng, cơ sở để phát triển. Đương nhiên, việc này mang lại lợi ích, ý nghĩa to lớn đối với cả doanh nghiệp, người tiêu dùng nói riêng và người dân nói chung.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội thương mại là gì?
“Hiệp hội thương mại” là một tập hợp hay liên đoàn các doanh nghiệp, bất kể cơ cấu như thế nào, được hình thành bởi hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm tăng cường, củng cố lợi ích chung.
Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại ở Việt Nam.
Hiệp hội thương mại tiếng Anh là Trade associations
Hiệp hội thương mại tự do từ tiếng Anh là: free trade association
2. Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam:
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam trong tiếng Anh được gọi là Vietnam E-commerce Association – VECOM.
Hiệp hội thương mại điện tử Việt nam được gọi tắt là Hiệp hội, đây chính là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử, hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử.
Và cũng giống như những tổ chức hiệp hội thương mại khác, hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích chung cho tổ chức, tất cả các thành viên dựa trên nguyên tắc tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để cùng nhau hợp tác cùng phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam:
– Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, đây chính là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.
– Đại diện, tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các hội viên để phản ánh, kiến nghị, đề đạt với Chính phủ các vấn đề liên quan tới lĩnh vực thương mại điện tử.
Làm cầu nối giữa hội viên để tham gia với Chính phủ, các ngành, địa phương, các tổ chức về các vấn đề chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình hỗ trợ liên quan tới lĩnh vực thương mại điện tử.
– Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
– Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại điện tử phù hợp với các qui định của pháp luật.
– Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết giữa các hội viên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
– Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa hội viên và các đối tượng khác trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại điện tử như phối hợp với Google, Haravan, Việt Nam post và VISA cùng nhau tổ chức thành công chuỗi chương trình Retail University – Thúc đẩy kinh doanh trực tuyến cho Doanh Nghiệp bán lẻ mới tại nước ta…
– Tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm xã hội hoá thương mại điện tử.
– Giúp các hội viên giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
– Tham gia với các cơ quan chức năng của nhà nước để tổ chức đào tạo chuyên môn về thương mại điện tử cho các hội viên và các đối tượng khác như năm 2020, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Sở công thương thành phố Đà Nẵng đã ký Thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại điện tử và dẫn đầu thương mại điện tử miền Trung và Tây nguyên.
– Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trong và ngoài nước. Cử hội viên sang các nước phát triển, những nước có hệ thống kinh doanh, làm việc hiệu quả để học hỏi những kinh nghiệm về chiến lược kinh doanh, những chính sách hiệu quả về vận dụng tại nước ta.
– Xuất bản, in ấn, phát hành báo, tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành theo qui định của pháp luật.
– Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tham gia các hiệp hội thương mại điện tử trong khu vực và quốc tế theo qui định của pháp luật.
– Thực hiện các công việc khác khi Chính phủ giao hoặc các tổ chức khác ủy quyền như tham giao hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Thái Nguyên.
– Tổ chức các trung tâm đào tạo, tư vấn trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu, theo qui định của pháp luật như tham gia ký kết thỏa thuận hợp tác Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho dụ lịch trực tuyến tại nước ta.
– Quản lí và sử dụng tài sản, tài chính của Hiệp hội theo đúng qui định của pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội có vai trò cực kỳ quan trọng đối với những vấn đề liên quan đến việc đào tạo nhân lực, đẩy mạnh hoạt động quản lý và kinh doanh thông quan kênh thương mạ điện tử, giúp mang lại nhiều hiệu quả tiến bộ và tích cực cho nền kinh tế nước ta.
4. Cơ cấu, tổ chức của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam:
– Các chức danh lãnh đạo:
+ Chủ tịch: Ông Nguyễn Thanh Hưng
+ Các Phó Chủ tịch: gồm có ông Nguyễn Ngọc Dũng và ông Lê Hải Bình
- Tổng Thư ký: Ông Trần Trọng Tuyến
- Ban Thường trực: Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Ngọc Dũng, Lê Hải Bình, Trần Trọng Tuyến, Trần Văn Trọng.
- Các đơn vị:
+ Ban Kiểm tra
Trưởng ban: Trần Đình Toản
+ Ban Hội viên
Trưởng ban: Trần Trọng Tuyến
Phó Trưởng ban: Trần Văn Trọng
+ Ban Đào tạo
Trưởng ban: Nguyễn Tiến Dũng
Thành viên: Nguyễn Bình Minh
Thành viên: Trần Trọng Tuyến
+ Ban Truyền thông
Trưởng ban: Phạm Gia Chi Bảo
Thành viên: Đinh Hữu Thành
Thành viên: Lê Trung Việt
+ Ban Hợp tác
Trưởng ban: Nguyễn Văn Thoan
Thành viên: Bùi Trung Kiên
Thành viên: Hà Anh Tuấn
Thành viên: Đoàn Quốc Tâm
+ Ban Nghiên cứu và Phát triển
Trưởng ban: Nguyễn Hương Quỳnh
+ Văn phòng
Chánh Văn phòng: Trần Văn Trọng
+ Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trưởng Văn phòng đại diện: Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch
+ Tạp chí Thương gia và Thị trường
Tổng biên tập: Hồ Hải Long
5. Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam:
Một, tư vấn, phản biện văn bản pháp luật liên quan tới thương mại điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đòi hỏi cần có khung khổ pháp lý hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trực tuyến, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ người tiêu dùng.
Hiệp hội cần chủ động theo dõi và có các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật liên quan tới các lĩnh vực sau:
– Thương mại điện tử trên nền tảng di động;
– Kinh doanh trên các mạng xã hội;
– Thương mại điện tử gắn với Internet vạn vật (Internet of Things);
– Các loại tiền điện tử;
– Quảng cáo trực tuyến;
– Bảo vệ thông tin cá nhân;
– Các vấn đề liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh;
– Giải quyết tranh chấp, bao gồm giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới;
Hai, thực thi pháp luật liên quan tới thương mại điện tử
Hiệp hội cần tích cực triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật liên quan tới thương mại điện tử của các doanh nghiệp hội viên.
Một mặt, hỗ trợ các hội viên tuân thủ các quy định pháp luật, tạo điều kiện để các hội viên hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Mặt khác, phát hiện các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội vi phạm pháp luật và đề xuất với các cơ quan chức năng có các biện pháp xử lý thỏa đáng, vừa bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, vừa đảm bảo sự thượng tôn pháp luật.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, số lượng vụ tranh chấp và vi phạm pháp luật có thể gia tăng nhanh chóng, đồng thời mức độ phức tạp và đa dạng ngày càng cao. Hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, thanh tra công nghệ thông tin và truyền thông, thanh tra khoa học và công nghệ, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng như các cơ quan trọng tài và bảo vệ pháp luật khác để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các bên tham gia thương mại điện tử.
Ba, tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử
Đối với các phương tiện truyền thông của VECOM
- Trang thông tin điện tử của Hiệp hội vn
Trong nhiệm kỳ III website của Hiệp hội không chỉ dừng lại là một kênh quan trọng để phổ biến thông tin về hoạt động của Hiệp hội mà cần nâng cấp để cung cấp thông tin đa dạng về thương mại điện tử trong nước cũng như trên thế giới, bao gồm thông tin về chính sách, pháp luật, dự báo thị trường, xu hướng công nghệ, điển hình thành công…
Đồng thời Hiệp hội sẽ tiếp tục nâng cấp Bản tin điện tử với cả hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh mỗi tháng hai số tới đông đảo đối tượng quan tâm tới thương mại điện tử. Vận động để có ít nhất 5 đối tác hỗ trợ nguồn lực cho Bản tin này.
- Mạng xã hội
Mạng xã hội là một kênh trao đổi thông tin hiệu quả và xu hướng này còn tiếp diễn trong suốt nhiệm kỳ III. Hiệp hội phải khai thác tốt xu hướng này. Bên cạnh Facebook cố gắng triển khai cung cấp thông tin trên một số mạng xã hội khác.
- Tạp chí Thương gia và Thị trường
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số lượng phát hành ấn phẩm in của Tạp chí còn thấp, Tạp chí điện tử mới ở giai đoạn đầu, nội dung liên quan tới thương mại điện tử còn khiêm tốn.
Trong nhiệm kỳ III Tạp chí cần nâng cao chất lượng và thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của Hiệp hội.
Đối với các phương tiện truyền thông khác
Hợp tác chặt chẽ với các phương tiện truyền thông để phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao lòng tin vào mua sắm trực tuyến, giới thiệu các mô hình và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiệu quả, an toàn.
Các kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, báo giấy, báo điện tử vẫn có tác động to lớn tới đông đảo các đối tượng trên phạm vi cả nước. Hiệp hội cần lập kế hoạch hợp tác hàng năm với một số đơn vị truyền thông lớn theo từng chủ đề cụ thể, chú trọng tới đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.