Ở nước ta, hầu như mọi lĩnh vực, ngành nghề… đều có hiệp hội, tổ chức. Mặc dù không có con số thống kê chính thức và chi tiết nhưng số lượng các tổ chức, hiệp hội là rất lớn. Mỗi hiệp hội lại có các thức tổ chức, vai trò và lợi ích khác nhau đối với mỗi thành viên hiệp hội của mình và các tầm quan trọng nhất định đối với sự phát triển của đất nước.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội là gì?
Đối với một đất nước phát triển về kinh tế và hội nhập cùng thế giới thì việc xây dựng các hiệp hội là điều không thể thiếu đối với quốc gia. Trước đây Hiệp hội hầu hết do Nhà nước thành lập và thành viên cũng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển đã có sự chuyển biến rất lớn về vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong đời sống kinh tế – xã hội so với trước đây. Không chờ đến sự đầu tư của Nhà nước mà hiện nay có nhiều doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và thành lập nên hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt đông kinh doanh của mình, vừa tạo môi trường học hỏi, cùng nhau phát triển của các doanh nghiệp.
Theo đó, Hiệp hội là một tố chức tự nguyện được thành lập dựa trên lợi ích chung của cộng đồng các doanh nghiệp trong nước. Mục đích của tổ chức này chính là cùng những ngành nghề, cùng sở thích, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viện, hoạt động thường xuyên với mục tiêu chính là cùng nhau hợp tác và phát triển.
2. Hiệp hội tiếng Anh là gì?
Hiệp hội tiếng Anh là Association.
Hiệp hội ngành, nghề: Trade association.
Khái niệm về hiệp hội được dịch sang tiếng anh như sau:
The association is a voluntary organization established based on the common interests of the business community in the country. The purpose of this organization is to have the same professions, the same interests, the same purpose of gathering, uniting the association, operating regularly with the main goal of cooperating and developing together.
3. Vai trò của các hiệp hội
Vai trò của các hiệp hội trước đây vào những giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển và hội nhập vẫn chưa được xem trọng. Đến những năm gần đây khi nền kinh tế đang ngày càng hội nhập và phát triển với các nước trên thế giới thì hầu như vai trò của những hiệp hội này đã được dần nâng cao vị thế. Và sau khi nước ta gia nhập vào WTO với những cam kết quan trọng là không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì của các hiệp hội càng được nâng cao hơn.
Nếu nghiên cứu vào những giai đoạn lịch sử trước đây chúng ta sẽ thấy trong các thời kỳ phong kiến người Việt Nam xưa đã buôn bàn theo hình thức tổ chức, thành lập thành các hội, phường với nhau để thuận tiện cho quá trình trao đổi và phát triển. Như vậy, tại những giai đoạn lịch sử trước đây nhân dân ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc buôn bán dựa theo hình thức tổ chức tổ, phường. Và kế thừa những giá trị này đến thời điểm hiện tại có thể chia hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam thành ba nhóm chính là đại diện quyền lợi, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các hoạt động liên quan đến kinh doanh, phát triển kinh tế. Đối với vấn đề đại diện quyền lợi là chức năng chính của đa số các hiệp hội trong doanh nghiệp. Đối với dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bao gồm nhiều dịch vụ không trực tiếp liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp có thể có nhu cầu như đào tạo đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, linh hoạt trong quá trình xử lý, mở rộng giao lưu quan hệ kinh doanh, thu nhập và cung cấp thông tin đến hội động kinh doanh, từ đó thu hút được nhiều nhân tài gia nhập vào hiệp hội.
Hiệp hội ngành, nghề là tổ chức đại diện cho ích lợi của các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng một ngành kinh doanh. Nó thu thập số liệu thống kê về mức sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu của ngành… để phân phát cho các doanh nghiệp thành viên. Nó cũng tổ chức các diễn đàn để thảo luận về hoạt động kinh doanh và vận động hành lang với các bộ, cơ quan của chính phủ, cơ quan lập pháp về những vấn đề mà họ cùng quan tâm.” (Theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam là đối tượng được áp qui định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lí vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lí nhà nước về cạnh tranh.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị đạt được thì vẫn tồn tại một thực trạng là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc gia nhập hiệp hội. Không những thế nhiều hiệp hội được thành lập nhưng mang lại những hiệu quả không tích cực đối với tình hình kinh tế chung của thị trường. Chính vì vậy, mỗi thành viên hiệp hội nên nâng cao vai trò chức năng của mình đối với hiệp hội để góp phần giúp nền kinh tế được phát triển hơn nữa.
4. Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của hiệp hội ngành, nghề
“Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.” (Theo
Từ trước đến nay, vẫn tồn tại thực trạng nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia hiệp hội. Một số hiệp hội cũng chưa chứng tỏ vai trò của mình trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới. Lí do chính xảy ra tình trạng này là do nhận thức quá đề cao vai trò Nhà nước, hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, Nhà nước chủ trương sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội ngành, nghề càng được nâng cao. Điều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trải qua quá trình vận động phát triển đã có sự chuyển biến rất lớn về vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành, nghề trong đời sống kinh tế – xã hội so với trước. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và thành lập hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.
Để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ đan xen giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp với xã hội, và hiệp hội ngành, nghề đóng vai trò trung gian tích cực góp phần thỏa mãn nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.
Sự ra đời của các hiệp hội ngành, nghề là xu thế tất yếu mang tính khách quan nhằm tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thông sản phẩm và tham mưu cho cơ quan quản lí Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, hiệp hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, chức năng chính của hiệp hội ngành, nghề là đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ cả trong nước và quốc tế, do đó việc tập hợp và đoàn kết lại trong hiệp hội là một giải pháp tất yếu để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
Với vai trò quan trọng như vậy, hiệp hội ngành, nghề là một tổ chức không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, hiệp hội tai Việt Nam cần phải chủ động hơn, đặc biệt là trong những công tác phối hợp với các tổ chức chuyên môn, cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng quy mô hơn. Một số vấn đề khiến cho tình trạng hiệp hội hoạt động không còn hiệu quả và gây ra nhiều phiến hà cho doanh nghiệp chính là tình trạng thiêu chủ động, đề xuất cho các ban ngành, bộ đưa ra những phương hướng giải quyết để khắc phục.
Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO không lâu, Việt Nam đã phải đối mặt với những vụ kiện bán phá giá, liên quan đến vấn đề bản quyền. Chính vì điều này khiến cho các hiệp hội rơi vào tình trạng lúng túng và nhận thức được sự khiếm khuyết về nhân sự có chuyên môn. Việc tham gia và tổ chức các hiệp hội không còn năng động và nhộn nhịp như trước nữa. Hoạt động của các hiệp hội ngày càng trở nên e ngại với những vấn đề liên quan đến quốc tế, vì sợ va chạm và rủi ro, trách nhiệm pháp lý cao. Các thành viên trong hiệp hội còn yếu kém trong công tác quản lý và đưa ra những chính sách hiệu quả mang tính chiến thuật để dẫn dắt doanh nghiệp nói riêng và góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung.
Không những vậy, một vấn đề nữa, đó chính là quá trình quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước còn nhiều yếu kém, chưa thực tế giải quyết được những vấn đề đang gặp phải. Các cơ quan có chức năng kiểm trả, thanh tra đều có kế hoạch độc lập và không ai thừa nhận kết quả , thanh tra có kế hoạch độc lập và không ai thừa nhận kết quả của các cơ quan đã kiểm tra. Không những vậy, còn xuất hiện nhiều vụ kiểm tra không rõ ràng, minh bạch tại một số doanh nghiệp, khi vấn đề lợi ích cá nhân còn được đặt lên hàng đầu. Vai trò và tiếng nói của những hiệp hội còn bị xem nhẹ, thậm chí là không có giá trị.
Bên cạnh đó, đa số những hiệp hội được thành lập và hoạt động dựa theo ngân sách đầu tư của Nhà nước, phí thu được từ việc cung cấp dịch vụ, hội phí và các khoản tài trợ. Tuy nhiên, dần dần, việc không xem trọng đã dẫn đến những nguồn này không còn ổn định và thường xuyên được nữa do nguồn ngân sách đầu tư, duy trì ngày càng hạn hẹp. Những thành viên trong hiệp hội không thể tự chủ và phát triển hoạt động theo nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó đã phần nào hạn dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu cán bộ chuyên trách cũng như những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Trên đây là bài viết của