Các nước với mong muốn thông qua một hiệp định khung để lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế hợp tác giữa các bên. Vậy Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các mục tiêu của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN?
Các mục tiêu của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được Hiệp định này ghi nhận như sau:
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được lập ra nhằm mục đích tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, nhằm mục đích phát triển kinh tế giữa các bên trong quá trình hợp tác và phát triển.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được ký kết với mục đích tích cực tự do và xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ, cũng như cơ chế đầu tư thông thoáng và rõ ràng
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được ký kết giữa các thành viên nhằm mục tiêu khai thác các lĩnh vực mới và thết thập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chắt chẽ hơn giữa các bên ký kết, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của các bên.
– Ngoài ra Hiệp định này còn được ký kết nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên ký kết hiệp định này.
2. Các biện pháp kinh tế của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN:
Các biện pháp hợp tác kinh tế được quy định tại Điều 2 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN như sau:
Các Bên đồng ý sẽ đàm phán tích cực nhằm thiết lập Khu Vực Mậu Dịch Tự Do (KVMDTD) ASEAN – Trung Quốc trong phạm vi 10 năm, và để tăng cường và mở rộng hợp tác thông qua:
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN với các phương án nhằm tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế giữa các bên.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA.
– Đồng thời khi các bên ký kết hiệp định này, hiệp định áp dụng các ứng xử đặt biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, theo hiệp định này thì sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và cùng thống nhất thoả thuận dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi cho các bên tham gia hiệp định trong quá trình phát triển kinh tế.
– Hiệp định này còn tiến hành thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, gồm không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN cũng tiến hành mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả hai bên ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ bổ sung vào việc làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành lên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác.
– Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN được các bên ký kết sẽ thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả Hiệp định này.
Về tự do hóa, cụ thể về Thương mại hàng hoá thì các bên sẽ dần cắt giảm và loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại đối với cơ bản toàn bộ thương mại hàng hóa giữa các nước Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, phù hợp với các quy định, danh mục và chương trình đối với Danh mục Thông thường trong Hiệp định Thương mại hàng hoá thuộc Hiệp định khung này nhằm đẩy mạnh xúc tiên thương mại theo quy định của pháp luật về hợp tác kinh tế.
3. Những nội dung của Hiệp định Thương mại hàng hóa:
Hiệp định Thương mại hàng hóa sẽ bao gồm các nội dung sau, lưu ý những nội dung này không giới hạn, cụ thể:
– Những quy tắc chi tiết điều chỉnh chương trình cắt giảm và/hoặc xoá bỏ thuế quan từng bước cũng như những vấn đề liên quan khác;
– Quy tắc xuất xứ;
– Sửa đổi các cam kết;
– Các biện pháp phi quan thuế, kiểm dịch động, thực vật và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;
– Các biện pháp tự vệ; và các quy định của WTO và việc cắt giảm và loại bỏ các hàng rào phi quan thuế (NTB).
Về lĩnh vực thương mại dịch vụ thì các Bên ký kết hiệp định sẽ từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các nước Thành viên ASEAN và Hàn Quốc với phần lớn các lĩnh vực theo quy định tại Điều V của GATS.
Các bên sẽ tiến hành đàm phán để từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ nhằm mục đích cụ thể sau:
– Xoá bỏ về cơ bản toàn bộ các phân biệt đối xử giữa các nước Thành viên ASEAN và Hàn Quốc;
– loại bỏ các biện pháp phân biệt đối xử hiện có;
– Nhằm mục đích ngăn cấm việc đưa ra thêm các biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc có tính phân biệt đối xử cao hơn liên quan đến thương mại dịch vụ giữa các bên ký kết hiệp định;
– Mở rộng mức độ và phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ;
– Tăng cường hợp tác dịch vụ giữa các Bên;
Về lĩnh vực đầu tư như sau: Các Bên ký kết hiệp định sẽ tạo ra một chế độ đầu tư tự do, thuận lợi, minh bạch và cạnh tranh với môi trường kinh doanh thuận lợi.
Các cuộc đàm phán tự do hóa chế độ đầu tư sẽ được định hướng nhằm: Từng bước tự do hoá chế độ đầu tư cũng như thực hiện việc tăng cường hợp tác đầu tư, thuận lợi hoá đầu tư và cải thiện tính minh bạch các luật lệ và quy định đầu tư, đồng thời bảo hộ theo quy định của chế độ đầu tư.
Về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc như sau: Hàn Quốc sẽ dành đối xử tối huệ quốc (MFN) phù hợp với quy tắc và quy định của WTO cho tất cả các nước Thành viên ASEAN chưa là thành viên WTO kể từ ngày Hiệp định khung này có hiệu lực.
Về hợp tác kinh tế thì phạm vi và thực hiện hợp tác kinh tế được các bên thực hiện và tìm hiểu các dự án hợp tác trong các lĩnh vực theo quy định.
Về thời gian thực hiện dự án hợp tác kinh tế: Các Bên sẽ thực hiện các dự án hợp tác kinh tế trên cơ sở thời gian được cả hai bên thống nhất, nếu khả thi.
Việc giám sát các dự án này sẽ được giám sát bởi Uỷ ban thực hiện thành lập nhằm đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả các dự án.
Các chương trình xây dựng năng lực và trợ giúp kỹ thuật được quy định tại Điều 3.2 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN. Theo đó thì cc Bên, thừa nhận tầm quan trọng của các chương trình xây dựng năng lực và trợ giúp kỹ thuật, đặc biệt đối với các nước Thành viên mới của ASEAN, chương trình xây dựng năng lực và trợ giúp kỹ thuật nhằm mở rộng thương mại và đầu tư của các nước này với Hàn Quốc, sẽ thực hiện các chương trình dựng năng lực và trợ giúp kỹ thuật trên cơ sở cùng nhất trí nhằm đáp ứng các điều kiện về phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật.
Các Bên ký kết hiệp định về chương trình xây dựng năng lực và trợ giúp kỹ thuật nhất trí tăng cường hợp tác và hỗ trợ cho việc hiện thực hóa các mục tiêu hội nhập của ASEAN bằng việc thực hiện các dự án thúc đẩy sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) tại Hội nghị Bali lần thứ II cũng như Chương trình hành động Viên Chăn, bao gồm cung cấp trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước Thành viên mới của ASEAN dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển.
Ngoài các lĩnh vực hợp tác đã nêu trên thì Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN còn thực hiện mở rộng hợp tác kinh tế sang các lĩnh vực mới với mục tiêu đạt được một KVTMTD ASEAN-Hàn Quốc mang tính toàn diện, các Bên sẽ tìm hiểu các cách thức và phương tiện để mở rộng hợp tác kinh tế sang các lĩnh vực mới mà các bên cùng quan tâm và trên cơ sở được các Bên nhất trí.