Hiệp định là một trong những loại Điều ước quốc tế được pháp luật thế giới công nhận. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quốc tế chưa đưa ra một quy định cụ thể nào về khái niệm hiệp định. Vậy hiệp định ACIA là gì? Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về hiệp định ACIA:
Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được các nhà lãnh đạo thành viên ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao trong khu vực, nhằm đẩy nhanh tiến độ hội nhập nội khối và xây dựng ASEAN trở thành một thị trường chung vào năm 2015.
Các hoạt động về đầu tư trong nội khối ASEAN được điều chỉnh bởi hai Hiệp định là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987 và Hiệp định khung về khu vực đầu tư năm 1998 (AIA) của các nước ASEAN, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của sự phát triển trong và ngoài khối, một số quy định của hai Hiệp định này không còn phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là nhu cầu về hội nhập của khối. Để tăng cường hợp tác trong khu vực, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện lĩnh vực đầu tư trong ASEAN.
Chính vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã cùng thống nhất quan điểm soạn thảo văn bản mới thay thế hai Hiệp định trên. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 39 diễn ra tại Manila, Philippines hồi tháng 8/2007 đã quyết định giao Ủy ban Điều phối đầu tư ASEAN (CCI) chủ trì soạn thảo Hiệp định điều chỉnh toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc khối ASEAN. Sau hơn hai năm chuẩn bị và soạn thảo, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Cha-am, Thái Lan. Khi ACIA được ký kết đã mở con đường cho một chế độ đầu tư toàn diện để hỗ trợ AEC bước đầu đã được trải nhựa, khi đó mục tiêu của việc đưa đầu tư như một trình điều khiển chính của hội nhập và phát triển kinh tế sẽ thắt chặt hơn nữa. Khi ACIA làm việc. Mỗi thành viên cần phải đảm bảo rằng nó không chỉ là một thỏa thuận, nhưng một cái gì đó mà sẽ tạo ra một sự khác biệt trong việc chuyển đổi chế độ đầu tư khác nhau vào một chế độ tích hợp có thể tạo ra cơ hội cho các nền kinh tế.
Ngày 29/3/2012, Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA) đã chính thức có hiệu lực và là văn bản cam kết quan trọng tiến trình Hội nhập của các nước thành viên ASEAN. ACIA đã mở rộng lợi ích cho ASEAN – nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư trong các nước thành viên ASEAN, qua đó, giúp đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong nội bộ ASEAN. ACIA cũng đã có tài khoản của thông lệ quốc tế tốt nhất mà sẽ tiếp tục tăng cường lòng tin của nhà đầu tư trong ASEAN.
2. Nội dung của hiệp định ACIA:
2.1. Hoàn cảnh ra đời của hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA):
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) là hiệp định thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998.
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) ra đời nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác trong khu vực Đông Nam Á và tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào các nước thuộc ASEAN và cũng là để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động so với hai hiệp đinh trước kia.
Ta nhận thấy, hiệp định ACIA được đánh giá là bước tiến quan trọng của các nước thành viên ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển kinh tế của mỗi nước.
2.2. Nội dung của hiệp định ACIA:
Hiệp định ACIA bao gồm bốn nội dung chính sau đây đó là:
– Tự do hóa đầu tư.
– Bảo hộ đầu tư.
– Thuận lợi hóa đầu tư.
– Xúc tiến đầu tư.
Hiệp định ACIA bao gồm:
– 49 Điều.
– 02 phụ lục:
+ Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan có thẩm quyền nước thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng nước qui định phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu tư;
+ Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường.
– Một danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lí cấp cao và ban giám đốc.
2.3. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định ACIA:
Thứ nhất, đối với nghĩa vụ liên quan đến đầu tư:
Hiệp định ACIA tính từ thời điểm có hiệu lực sẽ điều chỉnh các biện pháp của các nước thành viên áp dụng đối với các nhà đầu tư và các khoản đầu tư hiện tại hoặc tương lai của các nhà đầu tư của các nước thành viên khác.
Hiệp định ACIA không áp dụng đối với các trường hợp sau: Các biện pháp liên quan đến thuế (trừ các trường hợp qui định khác trong Hiệp định); Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một nước Thành viên; Mua sắm công; Các dịch vụ cung cấp nhằm thực hiện thẩm quyền của nhà nước bởi một cơ quan hoặc đơn vị của nước Thành viên; Các biện pháp tác động tới thương mại dịch vụ theo Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS).
Thứ hai, về tự do hóa đầu tư:
Hiệp định ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
– Sản xuất công nghiệp.
– Chế tạo.
– Nông nghiệp Nghề cá.
– Lâm nghiệp.
– Khai mỏ.
– các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá.
– Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên.
– Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai hiệp định ACIA đã có những định cề hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.
Thứ ba, về bảo hộ đầu tư:
Kế thừa quy định của hai hiệp đinh trước đó, hiệp định ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng.
Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại các quy định về đối xử đầu tư; bồi thường trong trường hợp mất ổn định; chuyển tiền; tịch biên và bồi thường; thế quyền và các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng.
Thứ tư, nguyên tắc về đối xử quốc gia:
Hiệp định ACIA đã đưa ra yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình. Hiệp định ACIA không chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư.
Đây là một nguyên tắc có tính thông lệ quốc tế và nguyên tắc này được pháp luật quốc tế công nhận. So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên.
3. Lợi ích của hiệp định ACIA:
Hiệp định ACIA có những lợi ích cụ thể sau đây đối với môi trường đầu tư ASEAN, khu vực kinh doanh và ngành Công tác.
Thứ nhất, đối với môi trường đầu tư ASEAN:
Thông qua hiệp định ACIA sẽ góp phần giúp môi trường đầu tư ASEAN đạt được chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước thành viên đã sẵn sàng để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư.
Các quy định toàn diện của hiệp định ACIA sẽ làm tăng cường việc bảo vệ đầu tư từ đó góp phần nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong khối ASEAN.
Hiệp định ACIA khuyến khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ công nghiệp và chuyên môn.
Giúp các nước trong khối ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, lợi ích của hiệp định ACIA đến khu vực kinh doanh:
Trong khối ASEAN, nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của nguyên tắc không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác.
Các quốc gia ASEAN sẽ được cấp quyền tương tự như hoạt động đầu tư ở trong nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư.
Trong trường hợp có tranh chấp với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự lựa chọn để mang lại một yêu cầu bồi thường tại
Nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ sẽ được đối xử công bằng và được bảo vệ đầy đủ về an ninh.
Thứ ba, lợi ích của hiệp định ACIA đến ngành Công tác:
Hiệp định ACIA miễn phí chuyển tiền, bao gồm cả vốn, lợi nhuận, cổ tức,…
Hoạt động đầu tư sẽ không được chiếm đoạt, ngoại trừ cho mục đích công cộng.
Hiệp định ACIA quy định về bồi thường dựa trên giá trị thị trường và không phân biệt đối xử để bồi thường cho các tổn thất phát sinh từ xung đột dân sự, bạo loạn.
Thông qua hiệp định ACIA các nước ASEAN sẽ hợp tác và thúc đẩy, tạo thuận lợi cho đầu tư.