Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai trị bởi các Vua Hùng, tương ứng với các thời kỳ văn hóa Đông Sơn, Phùng Nguyên, Gò Mun và Đồng Đậu. Lãnh thổ nhà nước Văn Lang gồm một phần Trung Quốc, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết với chủ đề: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Mục lục bài viết
1. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Trống đồng Đông Sơn.
B. Tiền đồng Óc Eo.
C. Phù điêu Khương Mỹ.
D. Tượng phật Đồng Dương
Đáp án: A
Văn Lang là một nước nông nghiệp, ở mỗi vùng, tùy theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình. Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa. Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng. Điều đó vừa thể hiện trình độ kĩ thuật, vừa là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt. Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
2. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
2.1. Cơ sở hình thành:
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa bàn: Địa bàn chủ yếu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc hay quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nên khu vực này có lượng nước ngọt dồi dào, cư dân sớm xuất hiện và định cư ở khu vực này và góp phần hình thành nền văn minh lúa nước – một trong những nền văn mình đầu tiên của nhân loại.
- Tài nguyên thiên nhiên: Nhờ có sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,..) mà tự nhiên mang lại tại đây, đây là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ động, đồ sắt,…
b. Cơ sở kinh tế – xã hội
- Cư dân bản địa ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc các nhóm Nam Á và Thái – Kađai. Theo thời gian, các nhóm tộc người dần hoà nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ với nền văn hoá giàu bản sắc, mang đặc tính thống nhất trong đa dạng.
- Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn. Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thuỷ cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang – Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo.
2.2. Thành tựu văn minh tiêu biểu:
a. Tổ chức nhà nước
- Nhà nước đầu tiên của Việt Nam là Nhà nước Văn Lang, tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến năm 208 TCN, kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ)., tuy còn sơ khai, chưa có luật pháp…. nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống.
- Kế tiếp là nhà nước Âu Lạc (khoảng 208 TCN – 179 TCN) do An Dương Vương đứng đầu, kinh đô đặt ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
- Lãnh thổ của Văn Lang – Âu Lạc tương ứng với phạm vi không gian của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
b. Đời sống vật chất
Hoạt động kinh tế
- Ở nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc Nghề, đúc đồng đã đạt đến trình độ cao, chế tác ra các sản phẩm như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng,… Kĩ thuật luyện đồng với hợp kim đồng – thiếc có hàm lượng chì thay đổi tuỳ theo công cụ hay vật dụng mà người thợ muốn làm ra. Đó là sáng tạo độc đáo và đặc trưng của đồ đồng, tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn.
- Bước nhảy vọt quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sự xuất hiện của lưỡi cày đồng.
- Đỉnh cao kĩ thuật luyện kim và mĩ thuật của người Việt cổ là đồ đồng Đông Sơn, trong đó có trống đồng với nhiều chủng loại. Trống đồng được đem trao đổi với một số nơi thuộc miền Nam Trung Hoa, Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thậm chí đến tận các vùng thuộc Đông Nam Á biển đảo.
- Biết trồng dâu nuôi tầm, dệt tơ tằm, bông; đánh bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Văn hóa ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại
Người dân ở thời Văn Lang – Âu Lạc đã sống định cư thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở.
Trang phục: Nữ mặc áo, váy; nam đóng khố; biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức,…
Ẩm thực:
+ Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu;
+ Sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật…
+ Gạo là nguồn lương thực chính;
+ Biết làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giầy, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của người Việt. Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trầu, bò, ngựa,…
c. Đời sống tinh thần
- Nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau.…
- Tín ngưỡng thờ Mặt Trời, thờ vật tổ (chim Lạc, Giao long), sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực; thịnh hành tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước.
- Đời sống xã hội của cư dân Văn Lang – Âu Lạc gắn liền với lễ hội. Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng thường diễn tả hình ảnh các vũ công và hoạt động hoá trang trong lễ hội.
- Người Việt có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,…
3. Một số câu hỏi liên quan kèm đáp án:
Câu 1. Văn Lang là một nhà nước
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Công, nông nghiệp.
D. Thương nghiệp
Đáp án: B
Câu 2. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là gì?
A. Sắn, bầu bí.
B. Ngô, khoai.
C. Thóc lúa.
D. Lúa mì.
Đáp án: C
Câu 3. Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ nhất tài năng người thợ đúc ở dụng cụ tiêu biểu nào?
A. Lưỡi cày, mũi giáo.
B. Trống đồng, thạp đồng với văn hoa tinh xảo.
C. Vũ khí, cung tên bằng đồng.
D. Mũi tên, lưỡi liềm đồng với độ sắc bén cao.
Đáp án: B
Câu 4. Thức ăn của cư dân Văn Lang có những gì?
A. Bánh mì, ngũ cốc.
B. Sơn hào hải vị, thịt cá.
C. Cơm tẻ, cơm nếp, rau, thịt, cá.
D. Hoa quả, lá rừng, rau rừng.
Đáp án: C
Câu 5. Đặc điểm cư trú của cư dân Văn Lang như thế nào?
A. Sống thành làng bản, nhà sàn để tránh thú dữ.
B. Sống trong các lều lán để tránh thú dữ.
C. Họ nhà xây vững chắc.
D. Sống bằng thuyền để thuận tiện cho việc di chuyển trên sông nước.
Đáp án: A
Câu 6. Người dân Văn Lang mặc như thế nào?
A. Áo the, khăn xếp.
B. Quần áo nhuộm chàm, có thắt lưng.
C. Ở trần, đóng khố (nam); mặc váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực (nữ).
D. Áo thụng, quần chẽn (với nữ), đóng khố (với nam)
Đáp án: C
Câu 7. Trong những ngày lễ hội cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Tăng tình đoàn kết giữa các chiềng, chạ.
B. Làm cho cuộc sống vui tươi hơn, vơi bớt vất vả, khó khăn, tăng sự gắn bó với nhau trong cộng đồng.
C. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
D. Phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn thực của cư dân Văn Lang.
Đáp án: B
Câu 8. Truyện “Bánh chưng bánh dày” nói lên quan niệm gì?
A. Cách chế biến thức ăn.
B. Trời tròn, đất vuông.
C. Phải thờ cúng tổ tiên.
D. Phản ánh về thiên tai, lũ lụt.
Đáp án: B
Câu 9. Truyện “Con Rồng cháu tiên” nói lên điều gì?
A. Sự tinh khôn của con người.
B. Các dân tộc trên đất nước ta có chung nguồn gốc.
C. Sự phân chia cư dân.
D. Nguồn gốc của Long vương và thần núi.
Đáp án: B
Câu 10. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì?
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm
Đáp án: A
Câu 11. Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Việt cổ thời Văn Lang là
A. Trống đồng.
B. Đồ gốm tráng men.
C. Rìu sắt.
D. Rìu đá mài toàn thân.
Đáp án: A
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
A. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu.
B. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.
C. Cư dân Văn Lang có tục hỏa táng người chế.
D. Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội.
Đáp án: D
Câu 13. Cây lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang là
A. Lúa nước.
B. Khoai.
C. Ngô.
D. Lúa mì.
Đáp án: A
Câu 14. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện
A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp.
B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.
C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán.
D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt.
Đáp án: D
Câu 15. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là
A. Nhà sàn.
B. Nhà trệt.
C. Hang động, mái đá.
D. Nhà lợp ngói.
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: