Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, và bảo đảm các quyền và tự do của công dân. Lịch sử sự phát triển của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hiến pháp là gì?
Thuật ngữ “Hiến pháp” có gốc La tinh được viết là “Constitutio” có nghĩa là xác định, quy định. Thuật ngữ này đã tồn tại lâu đời và có từ thời rất xa xưa, khi đó Nhà nước cổ La Mã đã dùng thuật ngữ này để gọi các văn bản quy định của họ. Còn ở Trung Quốc cổ đại, thuật ngữ “Hiến pháp” được dùng với nghĩa là pháp lệnh (kỷ cương phép nước). Theo sách cổ Trung Quốc chữ “Hiến pháp” dùng để chỉ một loại chế độ nói chung, như “thưởng thiện phạt gian, quốc chi hiến pháp.
Khái niệm “Hiến pháp” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau;
Hiến pháp là hệ thống các quy tắc được soạn thảo, sửa đổi theo một quy trình đặc biệt, ưu thế hơn so với quy trình soạn thảo, sửa đổi một đạo luật thường, có giá trị pháp lý cao nhất và do đó được bảo vệ thông qua cơ chế bảo hiến.
Theo cách định nghĩa hiện đại và phổ biến được diễn đạt trong cuốn từ điển luật danh tiếng “Black’s Law Dictionary”, thì Hiến pháp được định nghĩa như sau:
Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, và bảo đảm các quyền và tự do của công dân. Cho dù có nhiều cách định nghĩa theo những quan niệm khác nhau về Hiến pháp, nhưng lịch sử phát triển của Hiến pháp vẫn không thay đổi, với những nội dung cơ bản của Hiến pháp được xây dựng và phát triển trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
2. Sự phát triển của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước:
Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nhằm xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong liên minh, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng tôi quyết định xây dựng và ban hành Hiến pháp này cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. (Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787).
Đó là lời mở đầu cho bản Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1787, đó cũng là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới. Hiến pháp được xây dựng, phục vụ cho một quốc gia, đất nước chứ không phải xây dựng cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Cũng chính vì vậy mà trong tác phẩm “Leviathan” của Thomas Hobbes một nhà triết học và xã hội học người Anh ông có một câu nói nổi tiếng: “Cuộc sống mà không có nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự thì rất đơn độc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủ” T. Hobbes cũng là người đầu tiên đưa ra cơ sở của việc thành lập ra Nhà nước là khế ước xã hội, thấy được tính tất yếu của việc thành lập ra Nhà nước cũng như những mặt trái của Nhà nước.
Phát huy kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin khái niệm rằng:
Nhà nước là một sản phẩm và có những biểu hiện của mâu thuẫn trong tầng lớp giai cấp không thể điều hòa được những bất đồng. Bất cứ đâu và bất lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn trong giai cấp không thể điều hòa được, và nhà nước tự xuất hiện. Việc tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được, hay nhà nước tồn tại để duy trì những mâu thuẫn trong xã hội đó. Theo Ph. Ăngghen thì trong xã hội công sản nguyên thủy thì không tồn tại
Nhà nước, do tình trạng kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân giai cấp, hình thức tổ chức đầu tiên của xã hội là thị tộc và bộ lạc. Nhà nước thời cổ đại, hay thời phong kiến lấy thần quyền và giáo lý để làm nền tảng tư tưởng. Cách hiểu về quyền lực Nhà nước thời kỳ này là “thẩm quyền”, do đấng “siêu nhân – thần thánh” tạo ra, và được ban pháp cho: Ai, dòng họ nào được quyền đứng trên các dòng họ khác, các thần dân khác thay mặt cho đấng siêu nhân cai quản, thống trị xã hội.
Khai sinh Nhà nước đầu tiên, mọi người đều được hiểu với một ý nghĩa hết sức tốt đẹp với mục đích, bảo vệ đất nước khỏi sự tranh giành đất đai, duy trì và phát triển cuộc sống của nhân loại, làm cho nhân loại thoát khỏi sự diệt vong và duy trì sự phát triển, nhưng sau đấy Nhà nước dần dần đều là những tổ chức chuyên chế. Nhà Vua, người ta vẫn cho rằng là con của “thiên tử” được trời cử xuống thay mặt cai trị thần dân thiên hạ, và cũng là người thống trị thay mặt cho Nhà nước đều cho mình là nguồn gốc của mọi công lý trong xã hội.
Một mình Vua có quyền lập pháp, hành pháp, và cả việc xét xử sự vi phạm pháp luật do chính nhà Vua ban hành. Là người cai trị ông ta có quyền tuyệt đối và không phải tuân thủ pháp luật, cũng như không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào trong các quyết định của mình. Vị trí của ông ta không phải ở dưới mà ở trên pháp luật. Đó là một nhà nước của chế độ độc tài, chuyên chế gắn liền với các chế độ chính trị phi dân chủ, quyền lực Nhà nước có một đặc điểm quan trọng là vô hạn định, luôn luôn tiềm ẩn một mối nguy hại cho đất nước và cả xã hội loài người. Với chế độ độc tài này thì đa số Nhân dân không được tham gia vào công việc nhà nước, không những thế, việc đời sống Nhân dân còn bị Nhà nước can thiệp quá sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống Nhân dân.
Việc chiếm đoạt của cải của Nhân dân để mưu lợi cho cá nhân diễn ra một cách thường xuyên qua các triều đại nhà Vua, để ngăn chặn chế độ độc tài này đòi hỏi phải có một quy tắc kiểm soát nó, nhưng ngăn chặn nó bằng cách nào khi nhà Vua lại là người đứng trên mọi quy tắc đó. Cũng chính vì nhằm mục đích ngăn chặn quyền lực của nhà Vua thì cũng chính là việc ngăn chặn sự độc tài của Nhà nước đó, yêu cầu có một văn bản quy định có sự thống nhất quyền lực của Nhà nước được đặt ra để kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đó là một văn bản được gọi là “Hiến pháp” sau này, đó chính là một văn bản pháp luật có nhiệm vụ kiểm soát quyền lực Nhà nước, cũng chính là bảo vệ Nhân dân, bảo vệ quyền cá nhân là mục tiêu chính của Hiến pháp hay còn có thể coi đó là bản chất đặc trưng nhất của Hiến pháp.
Trong xã hội phong kiến, ở một số quốc gia châu Âu đã tồn tại văn bản với tên gọi “hiến chương” trong đó thể hiện sự thỏa hiệp giữa các vương triều với một số lãnh chúa. Hiến chương đầu tiên và quan trọng nhất là bản Đại hiến chương Magna Carta của Vương quốc Anh năm 1915, thường được coi là bản Hiến pháp bất thành văn đầu tiên trên thế giới và cũng làm thay đổi đối với lịch sử nhân loại. Bắt nguồn từ sự nổi loạn ở miền Bắc và miền Đông nước Anh, ở đây những người nông dân đã tổ chức một phong trào chống đối nhà vua John, họ cùng lập ra lời thề sẽ đứng về phía giáo hội và các lãnh chúa, cũng như yêu cầu nhà vua xác nhận hiến chương các quyền tự do được vua Henry I tuyên bố vào thế kỷ trước, văn bản được coi là cơ sở bảo vệ quyền của các lãnh chúa phong kiến.
Thế kỷ 13, Vua John đã có quan hệ mâu thuẫn với giáo hoàng Innocente III sau khi Vua John phản đối bổ nhiệm Stephen Langton làm tổng giám mục, và ông nổi giận trả thù bằng cách đánh thuế Giáo hội và tịch thu một phần đất đai của họ. Các lãnh chúa của nước Anh vào thời gian này cũng có mẫu thuẫn với Vua John vì thu thuế của các lãnh chúa quá nhiều để chi trả cho nhà Vua. Năm 1214 vua John xâm lược nước Pháp nhưng cuộc xâm lược bất thành, và ông lại tiếp tục đánh thuế giới quý tộc nước Anh thêm nữa để trả chi phí cho cuộc chiến với nước Pháp này.
Đây chính là đỉnh điểm cho một cuộc nổi dậy của giới lãnh chúa và quý tộc Anh sắp diễn ra. Tháng 1 năm 1215 vua John đã tổ chức một hội đồng ở Luân Đôn để thảo luận những cải cách có thể được tiến hành, và đồng thời ông cũng có các cuộc thương thuyết cũng được tổ chức ở Oxford giữa đại diện của nhà Vua và cách lãnh chúa nổi dậy, trong lúc này cả hai bên đều kêu gọi Giáo hoàng Innocente III đứng về phía mình. Vào thời gian này các lãnh chúa đã đề xuất ra ý tưởng soạn một “Hiến chương chưa được biết về các quyền tự do”, nội dung có 7 điều khoản xuất hiện trong “Các điều khoản của những lãnh chúa” sau này được gọi là Đại Hiến chương.
Trong lúc này, vua John trông đợi vào Giáo hoàng sẽ đứng về phía mình nên tìm cách kiềm hãm thời gian ký vào 7 điều khoản mà các lãnh chúa yêu cầu, đồng thời tuyên bố đã trở thành một nước chư hầu của Tòa thánh vào năm 1213 và ông tin là có thể được Giáo hoàng giúp đỡ. Nên vua John vẫn tiếp tục tuyển lính đánh thuê từ Pháp, sau đó ông khôn ngoan tuyên thệ sẽ trở thành một kẻ thánh chiến, với mưu tính nhằm giúp ông tranh thủ có thêm sự bảo vệ chính trị từ giáo hội Công giáo La Mã, đã nhiều người cho rằng lời tuyên thệ đó của ông là giả dối.
Trong lúc này các lãnh chúa nổi loạn đã liên kết với nhau, kêu gọi được nhiều người dân tổ chức thành nhóm quân có vũ khí và tập hợp tại Northampton và xóa bỏ hết các mối quan hệ phong kiến với vua John và tiến quân vào Luân Đôn, Lincoln, … Quân của vua John không chống được sự nổi dậy của các lãnh chúa và Luân Đôn rơi vào tay các lãnh chúa, lúc này vua John ra một đề nghị để thỏa hiệp là đưa các bất đồng của họ ra một hội đồng phán xét việc này và Giáo hoàng sẽ là người phán xét tối cao, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Stephen Langton – Tổng Giám mục nhà thờ xứ Canterbury đã đứng ra thương lượng với các lãnh chúa nổi dậy với những yêu cầu đòi hỏi của họ và sau đó Stephen gặp vua John, vua John đã để cho Stephen tổ chức một cuộc hòa đàm.
Kéo dài đến năm 1915, tại Runnymede, sau một thời gian xung đột gay gắt, vua John của nước Anh đã rơi vào thế yếu và phải chấp nhận ký kết thỏa hiệp với các lãnh chúa nước này đó là ngày 15 tháng 6 năm 1215. Văn kiện này được soạn thảo lần đầu bởi Stephen Langton, sau đó được gọi là Đại hiến chương. Như vậy Đại Hiến chương Magna Carta ra đời, hay được coi là bản Hiến pháp bất thành văn đầu tiên của thế giới ra đời, đánh dấu một món quà vô giá không chỉ nước Anh mà còn toàn thể nhân loại, với hai nội dung quan trọng nhất của Hiến chương Magna Carta là:
Thứ nhất: Tất cả mọi người, kể cả nhà Vua đều phải sống dưới luật pháp. Vua cũng không được đứng trên pháp luật, nhà Vua không được tùy tiện tăng thuế, bắt người. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vai trò của pháp luật đã được thực hiện hóa qua một sự cam kết được ghi chép lại trên một tấm da dê, pháp luật được thượng tôn, với bất kỳ ai kể cả người đó là vua cũng không được đứng trên pháp luật.
Thứ hai: Không một người dân tự do nào bị bắt, bị giam tù, nếu chưa được một
Đại hiến chương, Magna Carta không chỉ là hiến chương hay văn kiện để hạn chế quyền lực của nhà Vua, giới cầm quyền, chống lại sự lạm quyền và vi phạm quyền con người, mà nó thực sự đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền dân chủ Anh quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ XVI, lịch sử đã ghi nhận việc những người nông dân ở Anh đã áp dụng những quy định trong Đại Hiến chương Magna Carta trong các cuộc đấu tranh chống lại sự bất công của họ. Và vào những năm 1640, các Nghị sĩ Anh đã khôn khéo và thông minh khi áp dụng Magna Carta là một cơ sở pháp lý quan trọng để lật đổ vua Charles I. Cho tới nay những nguyên tắc pháp quyền trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đó là một món quà mà thế giới được nhận từ người Anh.
Ngày 25/5/1787 tại Hội nghị lập hiến ở Philadelphia nước Mỹ, bản Hiến pháp bằng văn đầu tiên trên thế giới, cũng là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại được soạn thảo, sau đó được trình lên Quốc hội Mỹ và có hiệu lực vào năm 1789, đây như một sự kiện pháp lý kinh điển của ngành lập hiến của thế giới. Một bản Hiến pháp ngắn nhất bằng văn bản (7 Điều), cũng là bản Hiến pháp ít bị sửa đổi nhất trên thế giới trải qua lịch sử hơn 230 năm. Bản Hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng Nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại.
Ngoài những nội dung về quyền con người như Đại hiến chương Magna Carna trước đây, thì quyền lực của Nhà nước được chia thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, được phân lập và riêng biệt với nhau. Theo lý thuyết, các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia. Nguyên tắc này được gọi là “tam quyền phân lập”, hay gọi là “thuyết phân quyền” được Nam tước Montesquieu khởi xướng và sau này J.J Rousseau tiếp thu và phát triển một cách hoàn thiện học thuyết này.
Những nghiên cứu về nguồn gốc sâu xa nhất của Hiến pháp qua phân tích của các học giả nghiên cứu về nguồn gốc của Hiến pháp được khởi nguồn từ các nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại trước công nguyên. Bởi lẽ lịch sử Hy Lạp cổ đại còn ghi lại rằng vào những năm trước công nguyên, Plato trong tác phẩm “Cộng hòa” (380 tr.CN), Aristotle với tác phẩm “Chính trị luận” (350 tr.CN), “Hiến pháp Athen” (khoảng năm 329 tr.CN), những tác phẩm này đã đưa ra những quan niệm về công lý, sự công bằng, xã hội, chính trị, pháp quyền, quyền lực của Nhân dân, sự sắp xếp các chức vụ trong quốc gia, …
Tư tưởng về Hiến pháp của Aristotle đã được kế thừa và phát triển vào thời kỳ khai sáng (thế kỷ 17,18) ở châu Âu, với những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Hiến pháp như nhà thơ John Milton, luật gia Edward Coke và William Blackstone, các chính khách như James Madison, Thomas Jefferson, và các nhà triết học John Locke, Montesquieu, T. Hobbes, J.J Rousseau, với một trong những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Hiến pháp thời kỳ này là việc thiết lập chế độ đại nghị để xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế.
Trong thời kỳ này John Locke đã xây dựng và đưa ra được khái niệm các quyền tự nhiên của con người, theo ông trong trạng thái tự nhiên mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai làm tổn hại đến người khác, và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm. Chính vì vậy mà ngay từ thời kỳ còn trong trạng thái tự nhiên, khi Nhà nước chưa ra đời, bên cạnh quyền tự nhiên của mình con người đã phải tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Khi xã hội văn minh ra đời, thể chế Nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội, đây là một bước tiến văn minh hơn và duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Nói một cách khác, sự ra đời của Nhà nước được xây dựng từ khế ước xã hội để bảo vệ quyền tự nhiên của con người, như quyền được sống, được tự do, có sức khỏe và của cải của mỗi công dân.
Thể chế Nhà nước dựa trên khế ước xã hội là một thể chế Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, nhằm mục đích phục vụ và chịu sự giám sát của Nhân dân. Để bảo đảm các quyền tự nhiên, Nhà nước cũng phải được tổ chức theo phương thức phân quyền giữa lập pháp và hành pháp nhằm chống lại sự lạm dụng, tha hóa quyền lực Nhà nước dẫn đến sự vi phạm các quyền tự nhiên. Các chính thể quân chủ phải được tổ chức để giới hạn quyền lực của nhà Vua, hay nói một cách khác, quyền lực Nhà nước được hình thành từ các quyền tự nhiên và nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên.
Với tư tưởng bảo vệ các quyền tự nhiên thông qua việc thiết chế khế ước xã hội nhằm thiết lập một chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân có ảnh hưởng lớn đến các tư tưởng chính trị – pháp lý ở nhiều nước trên thế giới. Khi được kế thừa và phát triển tiếp các học thuyết của John Locke là các học giả người Pháp, người láng giềng của nước Anh trong trào lưu khai sáng này đã phát triển một cách mạnh mẽ các tư tưởng này rõ hơn. Nam tước Montesquieu với tác phẩm “Tinh thần pháp luật” ông cho rằng ngoài những quyền tự nhiên của John Locke thì những quyền tự do của con người còn có quyền tự do, hòa bình, và cũng cho rằng những tình trạng vi phạm các quyền này là sự tha hóa quyền lực của những người nắm giữ quyền lực trong xã hội.
Để loại bỏ sự tha hóa đó thì cần thiết phải bảo vệ các quyền tự nhiên vốn có của con người được hưởng, con người cần có một thể chế để bảo vệ họ bằng cách thiết lập khế ước xã hội để hình thành chủ quyền Nhân dân, và chủ quyền Nhân dân này phải ở vị trí tối thượng và Nhân dân phải làm chủ. Sau này Motesquieu vẫn tiếp tục phát triển học thuyết “tam quyền phân lập” của mình với mục đích bảo vệ quyền tự nhiên của con người, theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép.
Pháp luật là thước đo của tự do “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn bảo đảm tự do chính trị như vậy thì Chính phủ phải làm thế nào để mỗi công dân không phải sợ một công dân nào khác”. Montesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, với ba quyền lực này thì phải độc lập với nhau. Kế thừa những tư tưởng đó, J.J Rousseau hoàn thiện học thuyết phân chia quyền lực qua tác phẩm “Khế ước xã hội”, đó cũng chính là những nội dung để sau này James Madison (1751 – 1836) người mà người ta vẫn thường gọi là cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ tiếp thu và xây dựng nên bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại vào năm 1787.
Những bản hiến pháp của các nước tiếp theo ra đời và lan rộng khắp châu Âu cho đến thế kỷ 20 như Hiến pháp Ba Lan 1791, Hiến pháp Pháp 1791, Hiến pháp Tây Ban Nha 1812, Hiến pháp Bồ Đào Nha 1822. Châu Á sau các phong trào giành độc lập và khẳng định chủ quyền quốc gia và chủ quyền Nhân dân cũng đều ban hành hiến pháp như, hiến pháp Nhật 1890, hiến pháp Indonesia 1945, Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, Hiến pháp Hàn Quốc 1948, Hiến pháp Trung Quốc 1954 và các quốc gia châu Phi, châu Mỹ cũng ban hành hiến pháp, như Hiến pháp Angeria 1963, Hiến pháp Tunisia 1959, Hiến pháp Canada 1982, Hiến pháp Mexico 1917.
Xét về bản chất, Hiến pháp là bản khế ước xã hội đặt ra các quy định về giới hạn và kiểm soát quyền lực Nhà nước cùng với đó là bảo vệ các quyền của con người. Theo các học giả của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hiến pháp cũng như bản tuyên ngôn về chủ quyền Nhân dân, về chế độ đại nghị, về quyền và sự tự do của công dân dưới chế độ tư bản chính là sự thể hiện lợi ích của giai cấp tư sản, dưới danh nghĩa lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, được lập ra vì lợi ích của giai cấp chiến thắng giành được quyền lực chính trị, thể hiện sự tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội. Qua tổng kết cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa, VI Lênin khẳng định:
Hiến pháp … là kết quả của một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và gian khổ giữa một bên là chế độ phong kiến và chế độ chuyên chế, với một bên khác là giai cấp tư sản, nông dân và công nhân. Nhưng hiến pháp viết thành văn bản… đều chỉ là bản ghi nhận những kết quả của cuộc đấu tranh giành được sau một loạt những thắng lợi của cái mới đối với cái cũ, và một loạt những thất bại do cái cũ này gây cho cái mới.
Trong Nhà nước XHCN, Hiến pháp càng phản ánh rõ bản chất là bản khế ước xã hội thực sự, phản ảnh ý chí của toàn thể Nhân dân về việc thiết lập một Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng và giới tính …