Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều tới hiến chương ASEAN và những lợi ích mà nó đem lại cho các nước thanh viên tham gia trong đó có Việt Nam. Hiến chương ASEAN là một thỏa thuận ràng buộc trên phương diện pháp lý giữa các thành viên tham gia. Cùng tìm hiểu hiến chương ASEAN.
Mục lục bài viết
1. Hiến chương ASEAN là gì?
Hiến chương ASEAN – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN Charter.
Hiến chương ASEAN là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lí giữa các quốc gia thành viên ASEAN, được đăng kí với Ban thư kí của Liên hợp quốc, theo Điều 102, Khoản 1 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Hiến chương ASEAN đóng vai trò là nền tảng vững chắc trong việc đạt được các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN bằng cách cung cấp các tư cách pháp lí và khung thể chế cho ASEAN. Hiến chương ASEAN cũng mã hóa các qui tắc và giá trị, đặt mục tiêu rõ ràng cho ASEAN, về trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ của các quốc gia thành viên.
Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào ngày 15/12/2008 trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.
Năm 1967, ASEAN được thành lập trên cơ sở một tuyên bố chính trị. Hiến chương ASEAN ra đời là một văn kiện pháp lý, làm cho ASEAN trở thành một tổ chức hợp tác khu vực có tư cách pháp nhân. Như vậy ta thấy Hiến chương tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho Hiệp hội gia tăng liên kết khu vực, trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, giúp xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, một thực thể chính trị – kinh tế liên kết hơn và có vai trò quan trọng trong khu vực.
Theo hiến chương này ta thấy được sự ràng buộc về pháp lý, cùng với sự đổi mới về bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động của ASEAN sẽ giúp việc thực hiện các thỏa thuận nghiêm túc và kịp thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác. ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực, đồng thời hỗ trợ các nước thành viên phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập khu vực và thế giới.
Hiến chương tạo thế tốt hơn cho ASEAN trong hợp tác với các đối tác bên ngoài khu vực, cũng như trong khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn. Bởi lẽ, tổ chức ASEAN có tư cách pháp nhân trở thành một chủ thể trong quan hệ đối ngoại, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc tế của Hiệp hội.
2. Nội dung của hiến chương ASEAN:
+ Nhấn mạnh tính trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực.
+ Tôn trọng các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, không can thiệp vào bản sắc quốc gia của các thành viên ASEAN.
+ Khuyến khích bản sắc và hòa bình khu vực, giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, và bác bỏ gây hấn.
+ Ủng hộ luật pháp quốc tế với sự tôn trọng nhân quyền, công bằng xã hội và thương mại đa bên.
+ Khuyến khích hội nhập thương mại vùng.
+ Chỉ định một Tổng thư ký và các Đại diện thường trực của ASEAN.
+ Thành lập một cơ quan nhân quyền và một cơ cấu về các tranh chấp chưa giải quyết, để được quyết định tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.
+ Phát triển quan hệ thân thiện bên ngoài và một lập trường với Liên hiệp quốc (như Liên minh châu Âu)
+ Tăng cường số lượng các cuộc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lên hai lần một năm và khả năng can thiệp vào các tình huống khẩn cấp.
+ Lặp lại việc sử dụng cờ, bài ca, biểu tượng và ngày quốc gia ASEAN vào 8 tháng 8.
Về giải quyết tranh chấp, bất đồng, Hiến chương khẳng định nguyên tắc giải quyết hòa bình, thông qua thương lượng, dựa trên các thỏa thuận đã có của ASEAN. Nếu không giải quyết được, hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, vấn đề được trình Hội nghị cấp cao quyết định.
Hiến chương ASEAN do những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước thành viên ký phê chuẩn; có hiệu lực 30 ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn. Hiến chương được xem xét, bổ sung, sửa đổi 5 năm một lần để phù hợp tình hình thực tế.
Theo như tại hiến chương khẳng định lại tính chất của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ. Theo đó vấn đề về, giữ các nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận. Và hiến chương tạo ra khung pháp lý và khuôn khổ thể chế mới của ASEAN, đồng thời trao cho ASEAN tư cách pháp nhân.
Về tổ chức bộ máy: với Hội nghị cấp cao (trước đây Hội nghị Cấp cao chỉ họp mỗi năm 01 lần, nhưng sau này sẽ họp 02 lần /năm, Hội nghị Cấp cao sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia thành viên ASEAN) là cơ chế quyết định cao nhất. Tiếp đó, là ba Hội đồng (cấp Bộ trưởng) về Cộng đồng Kinh tế, Chính trị – An ninh và Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Điều phối (gồm các Ngoại trưởng); lập thêm Ủy ban các Đại diện thường trực (cấp Đại sứ) của các nước ASEAN đặt tại Jakarta; tăng cường vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN, Cơ quan Nhân quyền ASEAN, Ban thư ký Quốc gia ASEAN.
3. Mục đích và tinh thần của hiến chương ASEAN:
Căn cứ theo nội dung của hiến chương với mục đích, nguyên tắc, chương I Hiến chương khẳng định lại các mục đích và nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là mục đích hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực cũng như nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ của nhau; đồng thời bổ sung một số mục đích và nguyên tắc mới phù hợp tình hình như: nguyên tắc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ quốc gia, đối tượng nào được sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác.
Khẩu hiệu của ASEAN là: “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” và chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Hiệp hội. Theo đó Hiến chương ASEAN quy định Hiệp hội sẽ có một “quốc ca chung” gọi là “ASEAN ca”. Bên cạnh đó sẽ có cuộc thi tuyển sáng tác “ASEAN ca” ở mỗi nước thành viên để sau đó lãnh đạo cấp cao các nước chọn ra “ASEAN ca” chính thức. Hiến chương cũng quy định ngày 8/8 là Ngày ASEAN.
Như ta đã biết về hiến chương ASEAN cũng phê chuẩn lá cờ của ASEAN gồm bốn màu: xanh da trời, đỏ, trắng, vàng, thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. Theo đo trong hiến chương màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động. Bên cạnh đó còn có màu khác như màu trắng là sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Đặc biết hơn với bó lúa in trên lá cờ biểu thị rất có ý nghĩa cụ thể về cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN gắn bó bằng tình hữu nghị và đoàn kết.
Như vậy ta thấy qua các nội dung thì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN và Hiến chương ASEAN ra đời và có hiệu lực là một quá trình phấn đấu bền bỉ của các nước trong Hiệp hội, là một nhu cầu khách quan, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên. Với Việt Nam, “đây là sự kiện quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và góp phần thúc đẩy hợp tác và phát triển của tổ chức ASEAN” (trích lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao).
4. Ý nghĩa của hiến chương ASEAN:
Một, ASEAN trở thành một tổ chức hoạt động dựa trên các quy tắc pháp lý; các thỏa thuận, quyết định sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN.
Hai, ASEAN có tư cách pháp nhân trong quan hệ với các nước, với các tổ chức, theo đó nâng cao vị thế của Hiệp hội với các đối tác bên ngoài.
Ba, bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của ASEAN góp phần đối phó tốt hơn với những thách thức, khắc phục những hạn chế và cải tiến chất lượng cho các hoạt động hợp tác của Hiệp hội.
Bốn, thể hiện sự cam kết nghiêm túc của Hiệp hội cũng như khả năng hiện thực hóa các kế hoạch hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng Hiến chương ASEAN ngay từ những ngày đầu khi mới xuất hiện ý tưởng về văn kiện này. Ðiều đó thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy hợp tác, phát triển trong ASEAN và khu vực.
Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên, nhất là của các nhà lãnh đạo ASEAN, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ và vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, hỗ trợ mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực, cũng như của từng nước thành viên.