Hiện nay việc ứng dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tạo điều kiện thuận lợi trong một số trường hợp trong việc xử lý các thủ tục hải quan. Vậy để hiểu thêm về Hệ thống VASSCM là gì? Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan? được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Hệ thống VASSCM là gì?
Tổng cục Hải quan đã xây dựng, phát triển Hệ thống quản lý hải quan tự động (gọi tắt là hệ thống VASSCM) thông qua đề án quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không theo quy định của pháp luật. Hệ thống VASSCM đã được triển khai từ các cảng đến các kho, bãi đảm bảo sự gắn kết giữa các khâu nghiệp vụ trong việc giám sát vận chuyển hàng hóa.
2. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
2.1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là gì?
Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Nghị định Số:
2. “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan” là hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.
Trong đó, thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
2.2. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Theo quy định của pháp luật thì địa điểm làm thủ tục hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 22
Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy và bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan.
Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; quy hoạch cảng hàng không quốc tế và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, khối lượng công việc tại các khu vực có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định điều kiện, thủ tục thành lập, chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan, kho hàng không kéo dài.
Theo đó muốn xác định được địa điểm làm thủ tục hải quan phải căn cứ vào tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, căn cứ dựa trên quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển và Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng thủy nội địa có hoạt động theo quy định của pháp luật. Người thực hiện các thủ tục hải quan cần lưu ý về các căn cứ để có thể xác định địa điểm làm thủ tục đúng quy định.
2.3. Người khai hải quan:
Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
Theo đó, dựa trên quy định cụ thể của pháp luật đã quy định về người khai hải quan theo đó mà những người phải khai hải quan theo quy định cần làm các thủ tục khai hải quan theo quy định. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trừ các trường hợp khai giấy, khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử theo quy định của pháp luật. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện các công việc sau đây:
+ Thứ nhất đó là phải Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
+ Thứ hai đó là phải gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
+ Thứ ba đó là tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan theo quy định
Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan
3. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan điện tử:
3.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ quan hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin (trên màn hình EDA) quy định tại
+ Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
+ Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.
– Bước 2: Khai hải quan. Khai hải quan được thực hiện trên cơ sở thông tin phản hồi từ hệ thống về thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu đã được người khai hải quan đăng ký trước. Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ hệ thống để khai hải quan và bấm nút “Gửi” đến hệ thống. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan.
– Bước 3: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan.
3.2. Cách thức thực hiện:
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai điện tử xuất nhập khẩu
+ Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản điện tử.
3.4. Thời hạn giải quyết:
– Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân là đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Hệ thống VASSCM là gì? Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật hải quan 2014
Nghị định Số: 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hải quan có nêu ra khái niệm về xử lý dữ liệu điện tử hải quan