Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm những loại nào? Quy định về văn bằng đại học? Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không?
Hiện nay có thể thấy nhà nước ta đang đầu tư rất lớn cho hệ thống giáo dục với các cấp học khác nhau, nhất là hệ thống giáo dục đại học để tìm ra những người tài giỏi giúp ích cho đất nước. Việt Nam có các văn bằng khác nhau tương đương với cấp của nó. Vậy cụ thể thì hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm những loại nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn nhé.
Mục lục bài viết
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm những loại nào?
Giáo dục đại học chính là hình thức đươc quan tâm và đầu tư phát triển nhất thống văn bằng giáo dục đại học vẫn gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng đối với ngành đào tạo đặc thù như bác sĩ y khoa, dược sĩ.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ban hành hôm 30/12, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm bốn loại cụ thể:
Đầu tiên một loại bằng mà được đào tạo rất nhiều đó là bằng cử nhân, cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hai là bằng thạc sĩ, cấp cho người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ba là bằng tiến sĩ, cấp cho người tốt nghiệp tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8.
Ngoài ra, hệ thống cũng có văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định.
Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù gồm: chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp THPT và tương đương hoặc từ 30 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp đại học; từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Căn cứ điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và một số chuẩn khác, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Chính phủ cũng quy định việc chuyển một trường đại học lên thành đại học. Để được chuyển, trường đó phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng, có ít nhất ba trường thành viên, 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc nhà đầu tư.
Để thành lập trường thành viên, các đơn vị phải có 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo đại học, trong đó có ít nhất ba ngành đào tạo bậc thạc sĩ, một ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên. Thành lập trường chỉ để đào tạo chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến thạc sĩ, tiến sĩ.
Với trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc số ngành ít hơn quy định, trường phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy định về văn bằng giáo dục đại học:
Văn bằng giáo dục đại học theo quy định mới được quy định tại Khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, (có hiệu lực 01/07/2019), theo đó:
1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.
3. Cơ sở giáo dục đại học thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học và quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật; công bố công khai mẫu văn bằng, thông tin liên quan đến việc cấp văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đàm phán, ký hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế về công nhận văn bằng với các quốc gia, tổ chức quốc tế và chủ thể khác theo thẩm quyền.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng; nguyên tắc việc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp.
6. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này ta thấy rằng pháp luật đã đề ra quy định rất cụ thể về vấn đề này và khi đã hoàn thành chương trình học và được cấp bằng cử nhân nếu có nguyện vọng muốn học lên những bậc cao hơn thì có thể học lên những bậc học chuyên sau hơn hay là những cấp học cao hơn như là thạc sĩ, tiến sĩ.
Văn bằng giáo dục đại học có ý nghĩa rất quan trọng để có thể xin được một công việc tốt có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi được đào tạo trong trường đại học thì sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên sâu để có thể phục vụ cho ngành nghề sau này. Trong quá trình học tập tại trường sinh viên cũng sẽ được định hướng về mục tiêu nghề nghiệp, tính chất công việc trong tương lai.
Do được đào tạo về chuyên môn và có những định hướng rõ ràng giúp sinh viên có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp với mình. Sau khi được nhận vào làm việc nếu chất lượng hiệu quả công việc cao, có bằng cấp thì có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn. Vì thế nên để chất lượng của nguồn lao động trí thức này tốt hơn thì cần phải thực hiện sát sao vấn đề cấp và hoàn thành các nghĩa vụ để có văn bằng.
3. Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không?
Theo quy định của khoản 2 Điều 12
Theo quy định trên thì trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có các loại bằng gồm:
+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
+ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng
+ Bằng cử nhân
+ Bằng thạc sĩ
+ Bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương
Như vậy căn cứ vào các quy định trên có thể thấy rằng bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học. Do đó có thể khẳng định rằng bằng cử nhân là bằng đại học.
Để làm tốt bất cứ công việc gì bạn cũng cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đây cũng là tiêu chí của nhà tuyển dụng để đánh giá ứng viên có phù hợp hay không. Hãy thử tưởng tượng các nhà tuyển dụng xem xét hàng loạt đơn xin việc các ứng viên gửi đến. Giữa số lượng lớn đơn xin việc này, đương nhiên điều đầu tiên họ nhìn vào chính là bằng cấp và trình độ học vấn của bạn. Họ sẽ ưu tiên những người có bằng cấp chuyên môn cao và được đào tạo tốt. Sau đó mới xét đến kinh nghiệm làm việc.Kết quả là, những người có bằng cấp và nền tảng tốt có khả năng nhận được việc cao hơn so với số ứng viên còn lại.
Hơn nữa, những người có bằng cấp sẽ có cơ hội tiến xa hơn trong công việc vì họ được đào tạo bài bản và rèn luyện các kỹ năng cần thiết ở đại học. Những trường hợp thành công mà không cần đến bằng cấp quả thực có tồn tại. Nhưng bạn sẽ chỉ giới hạn bản thân trong một môi trường làm việc hạn hẹp. Không thể mở rộng và phát triển sự nghiệp của mình hơn nữa.
Trên đây là thông tin do chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm những loại nào” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.