Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 1.720km2, trong đó các đảo nhỏ chiếm hơn 97% và chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam là những núi đá vôi, địa hình thấp, chịu nhiều tác động của các quá trình phong hóa hóa học, tạo nên một quần thể đảo có kiến trúc đặc sắc. Vậy hệ thống đảo nước ta có đặc điểm gì?
Mục lục bài viết
1. Hệ thống đảo của nước ta có đặc điểm gì?
A. Hầu hết là các đảo lớn nằm xa bờ và đông dân
B. Là nơi có nhiều thế mạnh nuôi gia súc lớn
C. Có nhiều thuận lợi cho phát triển thủy sản
D. Hoàn toàn là đảo ven bờ và diện tích lớn
Đáp án đúng: A
Hệ thống đảo của nước ta hầu hết là đảo lớn nằm xa bờ và đông dân (Cái Bầu, Côn Đảo, Phú Quốc, …).
2. Đặc điểm hệ thống đảo ven bờ nước ta:
– Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 1.720km2, trong đó các đảo nhỏ (nhỏ hơn 0,5 km2) chiếm hơn 97% và chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam là những núi đá vôi, địa hình thấp, chịu nhiều tác động của các quá trình phong hóa hóa học, tạo nên một quần thể đảo có kiến trúc đặc sắc: các sườn, vách dốc đứng với các đỉnh sắc nhọn hoặc các khối đổ lở chồng chất và các hốc đá sóng vỗ – một cảnh quan độc nhất vô nhị trong ý nghĩa toàn cầu về giá trị địa chất và địa mạo vùng đá vôi Karst với cái tên huyền thoại “Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long”.
– Các đảo lớn từ 1km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10km2 đến 557km2, chiếm 82% tổng diện tích tự nhiên các đảo (1413 km2/1720 km2), phân bổ rải rác từ vùng biển ven bờ Quảng Ninh – Hải Phòng đến vùng biển ven bờ Tây Nam là những đồi núi thấp, dạng khối, bất đối xứng.
– Sườn thoải (thường là sườn khuất gió, ít chịu tác động của các quá trình động lực biển) phát triển theo bề mặt các lớp đá có thể nằm nghiêng, có các bề mặt san bằng và các bậc thềm mài mòn trên những độ cao khác nhau 300m, 200m, 100m, 70m, 50m, 30m, 20m.
Dưới chân đảo là những cung bờ lõm với các địa hình tích tụ cát thạch anh trắng mịn, là những bãi tắm lý tưởng với những kích thước khác nhau như vài chục mét đến vài trăm mét, thậm chí vài ba nghìn mét (Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu, Phú Quốc, Phú Quý…). Sườn đón gió là những vách đá dốc đứng (30 độ – 60 độ), chịu tác động mạnh của các quá trình thủy động lực và vận động kiến tạo cục bộ, tạo các cảnh quan địa chất hùng vĩ. Đặc biệt các đảo cấu tạo từ đá Granit ở vùng biển ven bờ miền Trung Việt Nam có các khe nứt, các hốc đá cheo leo trên sườn dốc là những nơi cư trú của chim yến như Hòn Khô, Hòn Lao, Cù Lao Chàm và các đảo ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa, đem lại nguồn lợi “vàng trắng” to lớn trị giá hàng triệu đôla.
– Về cấu tạo địa chất các đảo lớn này có sự phân hóa theo từng vùng. Các đảo ven bờ Vịnh Bắc Bộ được cấu tạo từ đá cacbonat chiếm ưu thế, các đảo ven bờ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các đảo ven bờ Tây Nam được cấu tạo chủ yếu từ đá mắcma, đá xâm nhập, đá trầm tích và phun trào.
– Lớp vỏ phong hóa phủ trên sườn các đảo này thường không dày, thành phần vật chất gắn liền với cấu tạo địa chất, chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, sà sản phẩm đất dốc tụ, đất feralit nâu vàng trên sản phẩm phong hóa đá vôi, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét pha, đất feralit vàng đỏ trên sa diệp thạch có thành phần cơ giới nhẹ, đất feralit nâu đỏ trên đá bazan có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc tốt. Đất cát hoặc đất nghèo mùn và nghèo đạm, thường hàm lượng lân và kali từ trung bình đến nghèo, phân bổ ở các thềm biển trên triều ở độ cao từ 6 – 10m.
– Địa hình đáy biển xung quanh đảo không đồng nhất, khá phức tạp bao gồm: địa hình tích tụ, nông, thoải, từ độ sâu 2m và từ 10 – 20m là thảm san hô rất phát triển, độ che phủ đạt hơn 60%, một hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới có hệ số đa dạng sinh học cao (> 3/3), giàu nguồn lợi đặc sản, ngoài ra hệ sinh thái san hô còn là bộ lọc nước tự nhiên cao cấp, làm sạch môi trường nước biển. Địa hình xâm thực ở chân đảo tạo thành các thung lũng ngầm kéo dài và các rãnh sâu dưới chân các mũi nhô của đảo, độ sâu có thể đạt đến 30m hoặc sâu hơn tạo thành những cư sinh (habitat) của các loài đặc sản như tôm hùm, các nhuyễn thể sống bám vào vách đá.
3. Những thuận lợi để khai thác tiềm năng hệ thống đảo ven bờ nước ta:
– Trong thảm thực vật rừng trên đảo phần lớn là các loài cây có nguồn gốc từ đất liền và có những loài thực vật có tính đặc hữu khác có giá trị dược liệu. Tại đảo Cù Lao Chàm có tới 116 loài cây có giá trị dược liệu, chiếm 22,8% tổng số loài. Thiên tuế là loài cây cảnh có tính đặc hữu của Cù Lao Chàm được xếp hạng trong sách đỏ, cần được bảo vệ. Tại Hòn Giài, Cù Lao Chàm, thiên tuế mọc thành “rừng”, cao 1m – 3m, có tuổi từ 100 – 200 năm là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nguồn lợi động vật rừng trên đảo tuy không phong phú nhưng có nhiều loài sống rất gần gũi với con người như sóc, khỉ, khiếu, vẹt…
– Các bậc thềm sườn thoải của đảo được phủ một lớp vỏ phong hóa không dày gần vùng nước suối chảy qua thuận lợi cho việc phát triển các vườn rừng, cây ăn trái hoặc cây rừng lá rộng. Đặc biệt trên các bề mặt san bằng ở các độ cao 200m, 300m, thực vật có khả năng phát triển do nhiệt độ thấp, độ ẩm cao mang đặc điểm khí hậu biển và khí hậu cao nguyên. Ở đây có thể phát triển kinh tế vườn rừng, kinh tế sinh thái và du lịch, có thể xây dựng các nhà nghỉ dưỡng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ở các đảo ven biển Việt Nam có thể tìm thấy cảnh quan sinh thái kiểu này trên đảo Hòn Khoai, đảo Cái Bầu, đảo Cù Lao Chàm, đảo Cát Bà.
– Biển quanh đảo và các bãi cát thạch anh trắng mịn cùng với hệ sinh thái san hô là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái biển vô giá. Có thể tổ chức các cụm du lịch tắm biển, tham quan các hệ sinh thái san hô đa sắc màu ngầm dưới nước nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
– Khí hậu biển mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông do có sự điều hòa nhiệt của biển. Biển vừa là bánh đà vừa là bình nhiệt hấp thu nhiệt vào ban ngày và vào mùa hè tỏa nhiệt vào ban đêm và vào mùa đông. Nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp trên biển bao giờ cũng chênh lệch so với đất liền từ 10C – 30C. Đảo biển thỏa mãn 3 yêu cầu của du lịch biển – 3 chữ S: sea, shore và sun, song khác với vùng biển ven bờ là chất lượng cao hơn nhiều lần.
– Hệ thống đảo của Việt Nam đúng là thuận lợi cho sự phát triển thủy sản. Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều quần đảo lớn nhỏ, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài cá, giảm áp lực đánh bắt trên các vùng biển chính và tạo ra điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Các quần đảo có thể được sử dụng để bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thủy sản, bao gồm cả việc thiết lập khu vực cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn cung cấp thủy sản. Nâng cao năng suất: Sự hiện diện của quần đảo giúp nâng cao năng suất thủy sản bằng cách tạo ra nhiều khu vực khai thác, giảm áp lực đánh bắt ở các vùng biển chính.
Tuy nhiên, cần phải quản lý và bảo vệ cẩn thận hệ thống đảo này để đảm bảo rằng sự phát triển thủy sản diễn ra bền vững và không gây hại đến môi trường biển và nguồn tài nguyên thủy sản. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý nguồn tài nguyên và kiểm soát việc đánh bắt là quan trọng để duy trì lợi ích dài hạn từ hệ thống đảo của Việt Nam đối với ngành thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: