Một trong những thay đổi của bảo hiểm xã hội thời gian qua chính là sự thay đổi về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội. Việc thay đổi này là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính xác nhiều khoản tiền như bảo hiểm xã hội 1 lần, lương hưu…
Mục lục bài viết
1. Hệ số trượt giá là gì?
Một mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội được xác đinh là một hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội. Bản chất của hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được xác định là một hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước khi tính lương cho người lao động.
Hay theo một cách khác thì hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được biết đế là những hệ số điều chỉnh mức tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội việc này sẽ tạo nên sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với trước. Một cách hiểu đơn giản về hệ số trượt giá đó chính là sự mất giá của đồng tiền. Thực tế, trong nền kinh tế của Việt Nam thì đồng tiền qua từng năm sẽ có giá trị thấp hơn so với những năm trước, do đó mà số tiền được đóng trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, đồng tiền càng ở những năm về trước càng có giá trị hơn.
Cũng chính vì quá trình đóng bảo hiểm trong một thời gian lâu nên các nhà làm luật đã đưa ra quy định về hệ số trượt giá bảo hiểm để mang đến ý nghĩa là sự bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền đó. Hệ số trượt giá tiền lương được tính để trả khi người lao động rút tiền tham gia bảo hiểm một lần hoặc khi hưởng chế độ hưu trí đây. Hệ số trượt giá Bảo hiểm xã hội bản chất là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.
Trong công thức tính mức hưởng các chế độ thị việc sử dụng hệ số trượt giá không chỉ giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát – bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.
2. Mục đích sử dụng của hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội:
Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội khiến cho tình trạng đồng tiền bị trượt giá (lạm phát), người lao động cần nhiều tiền hơn để mua một món hàng hóa nào đó so với trước kia. Như vậy, nếu lương không tăng sẽ khiến người lao động gặp khó khăn trong việc phải chi trả cho nhu cầu thiết yếu của họ.
Người ta sử dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội nhằm điều chỉnh mức lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội theo biến động của đồng tiền ở thời điểm hiện tại. Nói cách khác là giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
3. Điều chỉnh tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội:
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, có nội dung quy định về đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội và xác định là các đối tượng có tiền lương hoặc thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo như quy định của pháp
– Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
+ Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với những đối tượng được xác định là hưởng hệ số trượt giá bảo hiểm là người lao động có mức lương được hưởng theo như quy định của pháp luật Việt nam hiện hành và đối tượng là người lao động bị điều chỉnh thu nhập thì sẽ được hưởng mức hỗ trợ trượt giá trong thời kỳ lạm phát của nước ta hiện nay. Do đó, đối với các đối tượng là người lao động có tiền lương và người lao động có thu nhập ở các thời điểm khác nhau thì sẽ được quy định với các hệ số không giống nhau theo như quy định của pháp luật quy từng năm nhất đinh.
Đối với ngươi lao động mà khi họ được hưởng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết theo như quy định của pháp luật thì thân nhân của người tham ga bảo hiểm xã hội này sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần theo thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như đã nêu ra ở trên
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội hay mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
– Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
– Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm | x | Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
4. Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội:
Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, từ ngày 03/01/2023, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội sẽ được áp dụng theo các bảng sau:
Bảng 1: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
Mức điều chỉnh | 5,10 | 4,33 | 4,09 | 3,96 | 3,68 | 3,53 | 3,58 | 3,59 | 3,46 | 3,35 | 3,11 | 2,87 | 2,67 | 2,47 | 2,01 |
Năm | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
Mức điều chỉnh | 1,88 | 1,72 | 1,45 | 1,33 | 1,25 | 1,20 | 1,19 | 1,16 | 1,12 | 1,08 | 1,05 | 1,02 | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH.
Bảng 2: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Mức điều chỉnh | 2,01 | 1,88 | 1,72 | 1,45 | 1,33 | 1,25 | 1,20 | 1,19 |
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
Mức điều chỉnh | 1,16 | 1,12 | 1,08 | 1,05 | 1,02 | 1,00 | 1,00 | 1,00 |
Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng mức điều chỉnh mới từ ngày 1/1/2023 và thay thế Thông tư 36/2022/TT-BLĐTBXH. Theo mức điều chỉnh mới có thể thấy hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 vẫn giữ mức độ ngang so với năm trước. Nhìn chung là tăng, mức lương của người lao động cũng theo đó mà được nâng lên đáng kể.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
–
–