Công chức kế toán là gì? Để làm việc ở vị trí công chức kế toán cần đáp ứng những điều kiện nào? Hệ số lương, bảng lương của công chức kế toán. Cách tính lương công chức kế toán.
Lương được xem là mức hỗ trợ đối với người lao động, công chức, viên chức hay bất kỳ chức danh nghề nghiệp nào phù hợp với công sức mà người đó đã bỏ ra và phải đáng ứng không thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Vậy đối với công chức kế toán thì mức lương được tính như thế nào? Hệ số lương kế toán là bao nhiêu? Bảng lương của công chức kế toán được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây xin trình bày cụ thể về hệ số lương, bảng lương và hướng dẫn cách tính lương công chức kế toán.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019;
–
– Thông tư số 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 03/6/2022 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên mông, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
Mục lục bài viết
1. Công chức kế toán là gì?
Kế toán (tên gọi tiếng Anh là Accounting) được quy định là người đảm nhận công việc thu nhận, ghi chép, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,…
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì Công chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức vụ hoặc chức danh trong cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội từ trung ương đến địa phương ( cấp tỉnh, cấp huyện), đơn vị thuộc Quân đội và Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với công chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định về lương của pháp luật hiện hành.
Công chức kế toán là kế toán làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, cơ quan, đơn vị nhà nước như trường học, bệnh viện,…Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì Công chức kế toán được phân thành 04 cấp và có các mã ngạch riêng, cụ thể như sau:
– Kế toán viên cao cấp, mã ngạch là : 06.029;
– Kế toán viên chính, mã ngạch là : 06.030;
– Kế toán viên, mã ngạch là: 06.031;
– Kế toán viên trung cấp, mã ngạch là: 06.032.
2. Để làm việc ở vị trí công chức kế toán cần đáp ứng những điều kiện nào?
Việc tuyển dụng công chức kế toán được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 và Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì điều kiện cụ thể để trở thành công chức kế toán hiện nay phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện để trở thanh công chức nói chung theo quy định của Luật công chức và điều kiện đối với từng vị trí công việc nói riêng, cụ thể như sau:
2.1. Đối với vị trí công chức Kê toán cao cấp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì để trở thành công chức kế toán viên cao cấp, người ứng tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hay còn gọi là có trình độ cử nhân chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính trở lên;
– Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước dành cho ngạch kế toán viên cao cấp hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
2.2. Đối với vị trí công chức Kế toán viên chính:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì để trở thành công chức kế toán viên chính thì người ứng tuyển phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hay còn gọi là tốt nghiệp trình độ cử nhân chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính hoặc văn bằng cao cấp lý luận chính trị, hành chính.
2.3. Đối với vị trí công chức Kế toán viên:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì người ứng tuyển vào vị trí kế toán viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hay còn gọi là có trình độ cử nhân chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên.
2.4. Đối với vị trí công chức Kế toán viên trung cấp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 29/2022/TT-BTC thì người đảm nhiệm vị trí kế toán viên trung cấp chỉ cần đáp ứng điều kiện về bằng tốt nghiệp. Cụ thể, đối với công chức kế toán viên trung cấp chỉ càn có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán, kiểm toán và tài chính trở lên.
3. Hệ số lương, bảng lương của công chức kế toán:
Hiện nay, lương của công chức kế toán đang được tính theo mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/ 1 tháng. Mức lương này được áp dụng tại thời điểm hiện tại và được áp dụng thực hiện đến ngày 30/6/2023. Nhưng theo quy định thì kể từ ngày 01/7/2023, mức lương của công chức kế toán sẽ được áp dụng theo bảng lương mới và có sự thay đổi với mức tăng khoảng 20,8% so với hiện nay do tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Nếu thực hiện chính sách cải cách tiền lương mới để đảm bảo xứng đáng với công việc và bảo đảm chi tiêu cho công chức kế toán thì mức lương của kế toán sẽ được áp dụng theo bảng lương khác và sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Sau đây, Luật Dương Gia xin giới thiệu tới quý vị Bảng lương tính theo hệ số lương và bậc lương kế toán được công bố tại Bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Thứ nhất, Bảng lương, hệ số lương của công chức kế toán tính đến ngày 30/6/2023:
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Kế toán viên cao cấp, mã ngạch: 06.029 (Công chức loại A3, nhóm A3.2) | ||||||||||
Hệ số lương | 5.75 | 6.11 | 6.47 | 6.83 | 7.19 | 7.55 | ||||
Mức lương (áp dụng mức 1,49 triệu đồng/ tháng) | 8,5675 | 9,1039 | 9,6403 | 10,1767 | 10,7131 | 11,2495 | ||||
Kế toán viên chính, mã ngạch: 06.030 (Công chức loại A2, nhóm A2.2) | ||||||||||
Hệ số lương | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Mức lương (áp dụng mức 1,49 triệu đồng/ tháng) | 5,96 | 6,4666 | 6,9732 | 7,4798 | 7,9864 | 8,493 | 8,9996 | 9,5062 | ||
Kế toán viên, mã ngạch: 06.031 (Công chức loại A1) | ||||||||||
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Mức lương (áp dụng mức 1,49 triệu đồng/ tháng) | 3,4866 | 3,9783 | 4,47 | 4,9617 | 5,4534 | 5,9451 | 6,4368 | 6,9285 | 7,4202 | |
Kế toán viên trung cấp, mã ngạch: 06.032 (Công chức loại A0) | ||||||||||
Hệ số lương | 2.1 | 2.41 | 2.72 | 3.03 | 3.34 | 3.65 | 3.96 | 4.27 | 4.58 | 4.89 |
Mức lương (áp dụng mức 1,49 triệu đồng/ tháng) | 3,129 | 3,5909 | 4,0528 | 4,5147 | 4,9766 | 5,4385 | 5,9004 | 6,3623 | 6,8242 | 7,2861 |
Thứ hai, Bảng lương, hệ số lương của công chức kế toán được áp dụng từ ngày 01/7/2023:
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 | |
Kế toán viên cao cấp, mã ngạch: 06.029 (Công chức loại A3, nhóm A3.2) | ||||||||||
Hệ số lương | 5.75 | 6.11 | 6.47 | 6.83 | 7.19 | 7.55 | ||||
Mức lương (áp dụng mức 1,8 triệu đồng/ tháng) | 10,35 | 10,998 | 11,646 | 12,294 | 12,942 | 13,59 | ||||
Kế toán viên chính, mã ngạch: 06.030 (Công chức loại A2, nhóm A2.2) | ||||||||||
Hệ số lương | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Mức lương (áp dụng mức 1,8 triệu đồng/ tháng) | 7,2 | 7,812 | 8,424 | 9,036 | 9,468 | 10,26 | 10,872 | 11,484 | ||
Kế toán viên, mã ngạch: 06.031 (Công chức loại A1) | ||||||||||
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Mức lương (áp dụng mức 1,8 triệu đồng/ tháng) | 4.212 | 4.806 | 5.4 | 5.994 | 6.588 | 7.182 | 7.776 | 8.37 | 8.964 | |
Kế toán viên trung cấp, mã ngạch: 06.032 (Công chức loại A0) | ||||||||||
Hệ số lương | 2.1 | 2.41 | 2.72 | 3.03 | 3.34 | 3.65 | 3.96 | 4.27 | 4.58 | 4.89 |
Mức lương (áp dụng mức 1,8 triệu đồng/ tháng) | 3.78 | 4.338 | 4.896 | 5.454 | 6.012 | 6.57 | 7.128 | 7.686 | 8.244 | 8.802 |
4. Cách tính lương công chức kế toán:
Về mức lương của công chức chuyên ngành kế toán hiện nay chưa có thay đổi về cải cách tiền lương nên đối tượng này vẫn áp dụng cách tính lương từ trước đến nay. Cụ thể được khái quát thành công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 24 Thông tư số 29/2022/TT-BTC như sau:
+ Kế toán viên cao cấp: Áp dụng lương công chức A3, nhóm 2 (A3.2) có hệ số lương từ 5,75 – 7,55;
+ Kế toán viên chính: Áp dụng hệ số lương công chức A2, nhóm 2 (A2.2) có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78;
+ Kế toán viên: Áp dụng lương công chức A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;
+ Kế toán viên trung cấp: Áp dụng lương công chức A0, có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89.
– Mức lương cơ sở: Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ngày 11/11/2022 vừa qua, tại kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu đã thống nhất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng đang áp dụng hiện nay lên 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023. Do đó, mức lương cơ sở áp dụng trong cách tính lương công chức kế toán 2023 sẽ gồm hai mức là 1,49 triệu đồng/tháng và 1,8 triệu đồng/tháng theo hai giai đoạn sau đây:
– Giai đoạn 1: Từ nay đến hết ngày 30/6/2023: Lương công chức kế toán = Hệ số lương x 1,49 triệu đồng/tháng.
– Giai đoạn 2: Từ 01/7/2023 cho đến khi có chính sách mới về tiền lương áp dụng cho công chức, viên chức: Lương công chức kế toán = hệ số lương x 1,8 triệu đồng/ tháng.