Hệ điều hành Android là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của Android

Hệ điều hành Android là gì? Giao diện của hệ điều hành Android? Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android?

Điện thoại di động và các thiết bị điện tử đã trở nên rất phổ biến và trở thành vật bất ly thân của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã được nghe nhiều về thiết bị cũng như điện thoại chạy hệ điều hành Android nhưng nhiều người lại không biết hệ điều hành này có tốt và phù hợp với nhu cầu của mình hay không? Hệ điều hành Android là một trong hai hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất và được các chuyên gia đánh giá cao.

1. Hệ điều hành Android là gì?

Hệ điều hành Android là một hệ điều hành có mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux và hệ điều hành này được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Trong khoảng thời gian đầu thì hệ điều hành Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google, sau này thì hệ điều hành Android được chính Google mua lại vào năm 2005 và hệ điều hành Android đã ra mắt trên thế giới vào năm 2007. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android là HTC Dream được bán vào ngày 22 tháng 10 năm 2008.

Chính mã nguồn mở cùng với giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các chủ thể là nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do và cũng thông qua đó mà hệ điều hành Android đã đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích vượt bậc so với các hệ điều hành khác. Những yếu tố và vai trò này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới.

Ta nhận thấy, từ lúc ra đời cho đến nay thì hệ điều hành Android càng có sự tăng tốc hoàn thiện một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nguyên nhân chính là vì hệ điều hành này không bị ràng buộc quá nhiều về pháp lý nên được những tay lập trình điều chỉnh, hoàn thiện tự do.

Cho đến thời điểm hiện tại, gần như hệ điều hành Android có hơn 75% thị phần được ứng dụng vào điện thoại trên toàn cầu. Và, hệ điều hành Android được đánh giá là một nền tảng điện thoại thông minh nhất thế giới. Đối thủ của nó hiện tại là iOS của Apple và một tiềm tàng ít e ngại hơn từ Windows Phone.

2. Giao diện của hệ điều hành Android:

Giao diện người dùng của hệ điều hành Android sẽ dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để hệ điều hành Android có thể thuật tiện và dễ dàng xử lý các đối tượng trên màn hình.

Các thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop trên máy tính để bàn. Màn hính chính Android thông thường gồm nhiều biểu tượng và tiện ích. Giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép các chủ thể là người sử dụng có thể tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích của chính bản thân mình.

Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người sử dụng có thể nhanh chóng và thuận tiện thay đổi chủ đề của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone hay iOS. Phần lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh.

Google đưa ra các bản cập nhật lớn cho Android theo chu kỳ từ 6 đến 9 tháng, mà phần lớn thiết bị đều có thể nhận được qua sóng không dây. Mỗi bản cập nhập sẽ đem đến những tính năng mới.

Thông qua những phân tích được nêu trên ta có thể đánh giá sơ lược rằng giao diện của hệ điều hành Android rất thân thiện và dễ sử dụng. Đây cũng là lý do quan trọng mà nhiều người quyết định chọn điện thoại sử dụng hệ điều hành Android thay vì những mẫu điện thoại khác trên thị trường. Bằng những thao tác vuốt, chạm, kéo, lướt,…trực tiếp là đã có thể thực hiện được những lệnh yêu cầu.

Hệ điều hành Android cho phép các chủ thể là người dùng có thể tự ý sắp xếp những icon trên màn hình theo ý thích hoặc theo một thứ tự mong muốn nào đó. Hay nói cách khác, các chủ thể khi sở hữu thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android hoàn toàn có thể thỏa sức tạo ra một sản phẩm theo ý muốn cá nhân bằng việc thay đổi chủ đề, theme. Những mẫu này sẽ chia làm hai dạng mất phí và miễn phí tùy theo chọn lựa của các chủ thể đó.

3. Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android:

3.1. Ưu điểm của hệ điều hành Android:

Hệ điều hành Android có những ưu điểm cơ bản như sau:

- Hệ điều hành Android có kho ứng dụng đa dạng.

Với hệ thống cửa hàng ứng dụng Google Play, hệ điều hành Android sẽ có thể đáp ứng các nhu cầu từ chơi game cho đến làm việc với hơn 3 triệu ứng dụng để các chủ thể sở hữu thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android dễ dàng lựa chọn.

- Hệ điều hành Android có mẫu mã đa dạng.

Với nhiều nhà sản xuất lớn như Samsung, OPPO, Xiaomi, Huawei, Sony, Nokia,...  thì các chủ thể có thể lựa chọn giữa nhiều mẫu mã thiết bị khác nhau, từ các mẫu giá rẻ cho đến các mẫu cao cấp.

- Hệ điều hành Android có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ.

Với các thiết bị của Apple thì các chủ thể chỉ có thể sử dụng bộ nhớ trong có sẵn của máy. Còn với phần lớn các thiết bị Android, các chủ thể sở hữu thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android sẽ có lựa chọn mở rộng bộ nhớ có sẵn với các loại thẻ nhớ dung lượng cao.

- Hệ điều hành Android có khả năng tùy biến cao có thể chỉnh sửa mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google

Bởi vì bản chất nguồn mở của hệ điều hành Android nên ai cũng có thể lấy được mã nguồn của hệ điều hành này.

Điều này cũng đồng nghĩa là các nhà sản xuất, cũng như là các lập trình viên độc lập, có thể tự do tùy biến Android để có được hiệu năng tốt nhất hoặc bỏ đi những tính năng không cần thiết.

- Hệ điều hành Android được người dùng ưa chuộng nhiều.

Hệ điều hành Android có cộng đồng người dùng và lập trình viên độc lập khá lớn, nên khi các chủ thể khi sở hữu thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android gặp vấn đề về thiết bị hay về phiên bản Android của mình thì các chủ thể đó sẽ được hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía cộng đồng.

Như vậy, ta nhận thấy, một số các ưu điểm chính của hệ điều hành Android đó là: Đây là hệ điều hành có mã nguồn mở nên khả năng tuỳ biến cao, có thể tùy ý chỉnh sửa mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google; Đa dạng sản phẩm, rất nhiều hãng điện thoại, thiết bị công nghệ đã ưu ái chọn Android cho thiết bị của họ, giá cả thì hợp lý từ bình dân đến cao cấp; Kho ứng dụng Google Play Store đồ sộ; Thân thiện và dễ sử dụng và hệ điều hành này có khả năng đa nhiệm, chạy cùng lúc nhiều ứng dụng cao.

3.2. Nhược điểm của hệ điều hành Android:

Hệ điều hành Android có những nhược điểm cơ bản như sau:

- Hệ điều hành Android có nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy.

Android tối ưu hóa bộ nhớ RAM có phần kém chinh vị thế mà đã dẫn đến việc nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy hoặc thậm chí là đơ máy.

- Hệ điều hành Android có một số ứng dụng chưa được tối ưu hóa tốt.

Chính bởi vì có quá nhiều mẫu mã khác nhau, các nhà phát triển không thể tối ưu hóa ứng dụng cho tất cả các mẫu thiết bị Android trên thị trường, nên các ứng dụng có thể gặp các lỗi như không hiển thị được toàn màn hình hoặc không thể tận dụng hết sức mạnh phần cứng của máy.

- Chất lượng một số ứng dụng còn kém.

Một số ứng dụng trên Google Play có chất lượng khá kém với hàng loạt các quảng cáo khó chịu và không có các chức năng hữu dụng, gây cản trở cho công việc hay thời gian giải trí của các chủ thể.

- Hệ điều hành Android dễ bị virus xâm nhập.

Nếu các chủ thể thực hiện tải các ứng dụng ở các nguồn khác ngoài Google Play nhưng lại không cài ứng dụng diệt virus, máy của bạn có khả năng cao sẽ bị nhiễm virus từ các ứng dụng ngoài này.

Như vậy, ta nhận thấy, một số các nhược điểm chính của hệ điều hành Android đó là: Hệ điều hành Android sẽ dễ nhiễm phần mềm độc hại và virus; Kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát chất lượng, thiếu các ứng dụng thật sự tốt; Sự phân mảnh lớn; Cập nhật không tự động với tất cả thiết bị. Khi một phiên bản hệ điều hành mới ra mắt, không phải tất cả sản phẩm đều được cập nhật, thậm chí nếu muốn trải nghiệm các chủ thể sở hữu thiết bị chạy bằng hệ điều hành Android sẽ cần thường xuyên phải mua mới thiết bị.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )