Quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự? Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa? Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng?
Trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, sự có mặt của các đương sự là những người được tham gia tố tụng trong các vụ kiện với các trường hợp khác nhau. Vậy trong một số trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa dân sự thì sẽ được giải quyết như thế nào? Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa dân sự được pháp luật quy định cụ thể ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Trong Giải quyết vụ án dân sự Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định cụ thể và nhũng người có mặt với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện đúng nhiệm vụ và yêu cầu của mình, và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Tại Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Theo đó, khi tham gia vào quá trình tô tụng dân sự thì các đương sự vân có quyên định đoạt quyền lợi của mình theo quy định. Như vậy, các hoạt động tố tụng của các đương sự có thể dẫn đến việc làm phát sinh hoặc làm thay đổi, và bị đình chỉ tố tụng. Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, các cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn và bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa dân sự
Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa được quy định chi tiết tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
Đương sự theo quy đinh được hiểu là một trong các nhóm người được tham gia tố tung dân sự tại Tòa án nhân dân trong các vụ kiện về dân sự kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình và lao dộng… đối với các trường hợp Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt với các lý do hay không có lý do trong các phiên tòa xét xử trên thực tế thì cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và việc vắng mặt đó sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý khác nhau như chúng tôi đề cập trên quy định này
Theo quy định chúng tôi đã đưa ra như trên thì trong các trường hợp nếu bị đơn cố tình vắng mặt đến lần thứ hai mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật. Theo đó mà các bị đơn bị xét xử vắng mặt nhưng họ vẫn được quyền kháng cáo theo quy định. “Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.” căn cứ theo (khoản 1, Điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015) quy định về điều kháng cáo này.
Kết luận: pháp luật đã có quy định rất cụ thể về trường hợp xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng. theo đó thì họ sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật về xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng và Tòa án thực hiện xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định, giữ tính khách quan và xét xử công khai và đúng quy định.
3. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
Khi các đương sự vắng mặt trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật căn cứ tại điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 theo quy định cụ thể như sau:
– Việc Tòa án căn cứ vào tài liệu và các chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự và người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện được đưa ra như sau:
+ Trong trường hợp đối với Nguyên đơn và người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật
+ Trong trường hợp đối với Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi và có các nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hay đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
+ Đối với trường hợp Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tiến hành xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng đó
– Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt theo quy định và thực hiện đầy đủ theo các thủ tục được đề ra
– Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu và nội dung chứng cứ có trong hồ sơ vụ án sau đó Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án để đưa ra những phán quyết chính xác nhất cho vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát theo quy định và nội dung. cuối cùng là Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 này.
Theo đó mà khi xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng cần tuân thủ quy định mà pháp luật đề ra về trình tự và thủ tục như chúng tôi đã nêu như trên để việc xét xử đúng đắn, khách quan và đúng quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa dân sự dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.