Sa thải là hình thức kỷ luật được áp dụng trong một số trường hợp theo quy định. Vậy, hậu quả pháp lý của việc sa thải và sa thải trái pháp luật là gì? Khi doanh nghiệp có hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào? Người lao động cần làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?
Mục lục bài viết
1. Sa thải người lao động như thế nào mới đúng luật?
Người lao động trong quá trình làm việc sẽ bị sa thải khi vi phạm vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 125
– Thứ nhất: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc đánh bạc, ngoài ra có những cái hành vi cố ý gây thương tích hoặc sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Thứ hai: Trách nhiệm của người lao động phải giữ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ chính vì vậy nếu có bất kỳ hành vi nào tiết lộ những yếu tố trên sẽ áp dụng hình thức sa thải. Đồng thời nếu có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động hoặc có bất kỳ hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người sử dụng lao động; hoặc có những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc và hành vi này đã được ghi nhận trong nội quy lao động của doanh nghiệp mà vi phạm thì có thể bị áp dụng hình thức sa thải;
– Thứ ba: Trong trường hợp người lao động đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức nhưng không có sự chuyển biến mà tái phạm trong thời gian chưa được phá kỷ luật.
Để đánh giá một hành vi có phải là tái phạm hay không mà chưa được xóa án tích thì theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này cũng đã quy định rõ, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về cách hiểu tái phạm.
– Thứ tư: Trong khoảng thời gian giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động mà người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dùng trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng;
Đáng lưu ý: trường hợp được coi là có lý do chính đáng ví dụ như gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc bản thân, nhân thân có người bị ốm và phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thẩm quyền. Hoặc những trường hợp khác đã được quy định trong nội quy lao động.
2. Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái pháp luật:
Để áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động, người sử dụng lao động cần phải cân nhắc rất nhiều các yếu tố theo luật định cũng như theo nội quy của công ty. Trường hợp về xử lý sa thải mà trái với pháp luật thì bên người sử dụng lao động phải chịu hậu quả pháp lý về quyết định của mình. Căn cứ theo Điều 41 của
– Thứ nhất, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã được giao kết giữa các bên, cùng với đó phải tiến hành trả tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động bị đơn phương chấm dứt
Nếu người lao động chấp nhận làm lại việc tại các công ty, doanh nghiệp thì người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động. Đối với trường hợp khi quay trở lại làm việc cho người sử dụng lao động mà không còn vị trí công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận và sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động;
Việc sa thải người lao động phải tuân thủ về thời hạn báo trước quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019 trong trường hợp vi phạm quy định này thì người sử dụng lao động phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không được báo trước này;
– Thứ hai, khi một người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại đây thì ngoài khoản tiền phải trả quyết định tại Khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định của Điều 46 Bộ luật này.
– Thứ ba, trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn giao kết làm việc cùng người lao động và người lao động đồng ý với quyết định này thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại Khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của luật này. Hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận khoản bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng đã giao kết để chấm dứt hợp đồng lao động;
3. Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật:
Khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức sa thải trái pháp luật nếu cá nhân nhận thấy việc xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên thì có quyền tự đòi lại quyền lợi của mình thông qua những cách sau:
– Cách 1: Người lao động có thể lựa chọn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết cho mình.
+ Thực hiện việc khiếu nại lần đầu tới chính người sử dụng lao động ban hành ra
+ Khiếu nại lần 2: người lao động sẽ chuẩn bị một
– Cách thứ hai để giải quyết vấn đề này đó là tiến hành hòa giải:
Các cá nhân có thể tiến hành thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động đứng ra phân xử. Ngay trong Điều 188 và Điều 189
– Trong trường hợp không thể hòa giải cũng không thể thương lượng với nhau thì tiến hành khởi kiện tại Tòa án:
Để khởi kiện tại Tòa án, các bên phải tuân thủ theo Điều 188
4. Sa thải trái pháp luật, doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, để tiến hành sa thải người lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người đó và đưa ra cách thức để giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp xử lý kỷ luật sa thải người lao động không đúng với quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, được ghi nhận tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt như sau:
– Đối với việc xử lý kỷ luật sa thải không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật thì căn cứ theo Điểm đ Khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022 NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. Không chỉ bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp này còn bắt buộc nhận người lao động làm việc lại và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng những ngày nghỉ việc trái pháp luật;
– Hành vi xử lý sa thải đối với người lao động đang trong thời gian như nghỉ ốm đau, nghỉ điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động hoặc đang bị tạm giữ, tạm giam và chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận hành vi người đó vi phạm thì căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022 NĐ-CP thì mức phạt có thể lên tới 20 đến 45 triệu đồng áp dụng với doanh nghiệp;
Cùng với đó, việc sa thải trái pháp luật ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm của người lao động vì vậy doanh nghiệp có trách nhiệm buộc phải xin lỗi công khai và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu phải điều trị tại cơ sở y tế;
Thông thường hình thức sa thải sẽ phải được ghi nhận trong nội quy lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu việc xử lý kỷ luật đối với người lao động qua hành vi vi phạm nhưng không được ghi nhận trong nội quy này thì căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022 NĐ-CP sẽ bị áp dụng mức phạt từ 20 đến 45 triệu đồng;
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên còn phải buộc nhận người lao động trả lại làm việc và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như tiền lương cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.