Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật? Thủ tục hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật?
Hôn nhân là sự tự nguyện giữa một nam và một nữ dựa trên những nguyên tắc và điều kiện pháp luật đề ra, nếu đã đáp ứng đầy đủ thì có thể thực hiện kết hôn theo quy định. Trên thực tế có những trường hợp đăng kí kết hôn trái pháp luật thì phải hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Vậy hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đó là gì? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia định 2014
Luật sư
1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Căn cứ theo quy định tại điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định cụ thể:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Chúng ta có thể dễ ràng thấy trên thực tế có các trường hợp kết hôn trái pháp luật, được hiểu là việc kết hôn không đủ điều kiện về tuổi, sự tự nguyện…dẫn tới việc kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người kết hôn mà còn ảnh hưởng tới gia đình, con cái và họ hàng hai bên cũng như trật tự xã hội.
Trường hợp có người bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình, họ chính là một bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Theo đó thì những người này được tiến hành việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi mà quan hệ hôn nhân vi phạm về nguyên tắc tự nguyện kết hôn, nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình, “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.
Theo đó, các chủ thể theo quy định là:
“Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật”, “Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình”, “Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em”, “Hội liên hiệp phụ nữ”
Theo quy định này có thể thấy pháp luật quy định tuy không phải là một bên trong quan hệ hôn nhân nhưng các chủ thể trên vẫn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi mà quan hệ hôn nhân đó vi phạm các nguyên tắc tại điểm a, c, d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, nếu như quan hệ hôn nhân vi phạm nguyên tắc tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, các chủ thể này vẫn có quyền cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi được chủ thể tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy việc kết hôn, li hôn là quyền của công nhân được pháp luật ghi nhận. Bên cạnh đó, việc quy định những cá nhân, tổ chức không phải là một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bởi vì trong trường hợp quan hệ hôn nhân đó trái pháp luật nhưng các bên trong quan hệ hôn nhân vẫn muốn tiếp tục quan hệ này, họ không có ý định chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bởi thế nên pháp luật phải quy định những chủ thể tại khoản 2 Điều 10
2. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
Như vậy theo quy định đưa ra như trên có thể thấy rằng Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. bởi lẽ khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ đã kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt ngay quan hệ vợ chồng theo đúng quy định đã đề ra. Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con được xây dựng dựa trên quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hợp pháp hay không. Theo đó nên khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì vấn đề con cái được giải quyết như trong trường hợp vợ chồng ly hôn quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, khi tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì cha, mẹ có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế của cha mẹ nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 16
Vì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật, nên các bên trong quan hệ này không được hưởng thừa kế của nhau nếu như chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp một trong hai bên chết. Tuy nhiên, vì quan hệ giữa cha mẹ với con cái không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không, nên trong trường hợp này con vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu như cha, mẹ chết
3. Thủ tục hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật
3.1. Thành phần hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật
Để thực hiện thủ tục yêu cầu trên. Quý khách cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Bao gồm:
+ Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đơn này cần đảm bảo các nội dung của một đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 362
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng.
+ Các tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn.
3.2. Trình tự thủ tục hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả
Hai bên đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án tiến hành hủy bỏ kết hôn đó.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.