Theo quy định của Luật nuôi con nuôi thì các đối tượng có quyền được yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, cụ thể gồm cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành viên, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Vậy hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Theo quy định tại Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định việc chấm dứt nuôi con nuôi sẽ dẫn đến hậu quả sau:
- Tính từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ chấm dứt.
- Tòa án sẽ ra quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người con nuôi nếu như con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động.
- Các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt sẽ được khôi phục nếu con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ, cụ thể như các quyền, nghĩa vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng.
- Nếu như người con nuôi có tài sản riêng thì họ sẽ được nhận lại tài sản đó của mình. Trường hợp con nuôi có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì sẽ được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Người con nuôi được quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
2. Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Theo quy định tại Điều 26 Luật nuôi con nuôi thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm có: con nuôi đã thành niên; cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
Ngoài ra các cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong những căn cứ sau:
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
- Vi phạm thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
+ Hành vi giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
+ Hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
+ Hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
+ Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
+ Trường hợp ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
+ Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010 gồm những trường hợp như sau:
- Khi con nuôi đã thành niên, cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Trường hợp con nuôi đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi hoặc ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
- Trường hợp cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi hoặc ngược đãi, hành hạ con nuôi.
- Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp sau:
+ Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
+ Hành vi giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
+ Hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
+ Hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
+ Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
+ Trường hợp ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
+ Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
4. Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …….)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân……(2)
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) ……..
Địa chỉ:(4) …….
Số điện thoại (nếu có): ……; Fax (nếu có):…….
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……..
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) …….
việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) …….
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)………
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8) ………
– Các thông tin khác (nếu có):(9)……..
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)
1. ……
2. ……
3. ……
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
| ………, ngày…. tháng…. năm……. (11) NGƯỜI YÊU CẦU(12) |
Hướng dẫn viết đơn:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu ; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu .
(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…
(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu.
(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của
THAM KHẢO THÊM: