Hao mòn lũy kế là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ kế toán. Với ý nghĩa xác định và phản ánh cho giá trị của tài sản cố định còn lại. Tính đến thời điểm lập báo cáo, các giá trị không còn đảm bảo như ban đầu. Để xác định hợp lý nhất giá trị phản ánh trên thị trường ở thời điểm xác định giá.
Mục lục bài viết
1. Hao mòn lũy kế là gì?
Hao mòn lũy kế được xác định trong hoạt động kế toán. Với công tác phản ánh giá trị cho tài sản. Thực hiện trong hoạt động kiểm kê đối với các tài sản và giá trị tài sản trong đơn vị. Điều này giúp cho việc phản ánh giá trị đảm bảo trong điều kiện thị trường. Khi mang đến các giá trị phù hợp trong mức nhất định với các tài sản tương tự.
Xác định hao mòn dựa trên thời gian sử dụng, tần suất và mức độ trong khai thác công dụng của tài sản. Cũng như các khả năng giá trị có thể đảm bảo cho tương lai. Các công việc này được thực hiện trong nghiệp vụ chuyên môn. Và kế toán chỉ quan tâm đến giá trị của hao mòn lũy kế. Từ đó mang đến các quy định về nguyên tắc xác định hao mòn.
Chú ý là các hoạt động tính toán hao mòn lũy kế chỉ được thực hiện trên tài sản cố định. Với các giá trị sử dụng lâu dài cũng như ý nghĩa chất lượng. Từ đó mà có thể tính toán hợp lý cho giá trị của tài sản trong thời điểm thực hiện công tác kế toán.
Ý nghĩa trong công tác kế toán:
Hao mòn lũy kế xác định cho giá trị bị mất đi. Căn cứ vào các đánh giá sụt giảm giá trị trên thực tế. Điều này giúp cho việc tiếp cận hiệu quả với giá trị phản ánh đúng nhất ở thời điểm tính toán. Nhận định được các giá trị mất đi qua thời gian. Cũng như với hiệu quả tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Hay tiết kiệm nguồn vốn ban đầu, mang đến quy mô và chất lượng cao cho sản xuất,…
Có nhiều yếu tố được xem xét căn cứ. Qua đó để xác định giá trị còn lại phản ánh trên tài sản hiệu quả nhất. Công tác này mang đến nhiều ý nghĩa trong hoạt động kế toán doanh nghiệp. Như xác định với các giá trị sở hữu còn lại trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Hay đảm bảo trong các nguồn tài sản đang được sử dụng và khai thác công dụng cho tài sản. Có thể thực hiện tham gia các giao dịch để mang đến nguồn tiền dịch chuyển trong tổ chức. Tất cả đều phải được căn cứ trên giá trị còn lại của sản phẩm.
Các thuật ngữ:
Hao mòn lũy kế Tài sản cố định là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Xác định từ thời điểm ban đầu khi giá trị sử dụng của tài sản là cao nhất. Thực hiện sử dụng và khai thác công dụng trong doanh nghiệp làm giá trị của tài sản giảm đi. Điều này kiến cho công tác kế toán cần tính toán để cho ra giá trị thực tế ở thời điểm tiến hành công tác báo cáo.
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Xác định trong thời gian sử dụng của tài sản cố định đó. Cũng như căn cứ trên cơ sở sử dụng tài sản với cường độ, mức độ nhất định. Có thể làm chất lượng máy không đảm bảo được hiệu quả.
Khấu hao này chính là việc trừ đi các giá trị thực tế tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Phục vụ đối với hiệu quả và chất lượng của các giai đoạn sản xuất trước. Và không mang đến chất lượng được phản ánh mãi theo thời gian.
Nguyên tắc xác định hao mòn lũy kế:
Cuối mỗi tháng, là thời điểm thực hiện công tác báo cáo. Kế toán phải trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận. Thực hiện các nghiệp vụ và xác định cho hao mòn thực tế. Thời gian dẫn đến các hao mòn này kể từ lần đầu tiên xác định giá trị của tài sản. Sau đó đã đưa vào sử dụng và khai thác trong giá trị tài sản với hoạt động của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại thực hiện báo cáo ở các giai đoạn hoạt động doanh nghiệp khác nhau.
Vì thế mà ở mỗi báo cáo, có thể xác định giá trị hao mòn lũy kế là khác nhau. Gắn với thực tế sử dụng, khai thác và chất lượng còn lại của tài sản. Số liệu đưa vào
Về nguyên tắc:
Mọi tài sản cố định có liên quan đến sản xuất, kinh doanh đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Xác định hiệu quả các giá trị thực tế phản ánh trên sản phẩm. Chỉ cần đó là tài sản của doanh nghiệp đang sở hữu. Không cần xác định với nhu cầu và hoạt động thực tế đang khai thác tài sản là gì. Gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý. Với các tính chất cân nhắc lựa chọn sử dụng hay không, như: phù hợp, hiệu quả và năng suất, chất lượng cao.
2. Hao mòn lũy kế tiếng Anh là gì?
Hao mòn lũy kế tiếng Anh là Accumulated depreciation.
Hao mòn lũy kế tài sản cố định tiếng Anh là Accumulated depreciation of fixed assets.
3. Quy định xác định giá trị hao mòn TSCĐ:
Sử dụng, tính toán trong hoạt động quản lý nhà nước:
– Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng cho các tài sản cố định. Để đảm bảo trong chất lượng, hay sử dụng các tài sản tốt, có chất lượng và hiệu quả. Không thể sử dụng các tài sản quá cũ, quá lỗi thời không đảm bảo hiệu quả và ý nghĩa sử dụng được.
Nhà nước cũng thực hiện quy định tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ. Để công tác kế toán có cơ sở giảm trừ, tính toán. Mang đến giá trị phản ánh hiệu quả đối với phần giá trị còn lại của tài sản. Điều này được giải thích là theo thời gian, mức độ thường xuyên sử dụng, chế độ bảo dưỡng, chăm sóc,… đều dẫn đến hao mòn. Và hao mòn nhiều hay ít thì căn cứ trên tình trạng thực tế của tài sản cố định.
– Thời gian sử dụng TSCĐ:
Phải được cơ quan quản lý trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Đảm bảo phù hợp trong quy định chung. Bên cạnh các hiệu quả ứng dụng và lợi ích thực tế tìm kiếm trong tổ chức mình. Với chất lượng sản phẩm sử dụng khác nhau, mà trong cùng một khoảng thời gian, các doanh nghiệp làm ra giá trị sản phẩm khác nhau.
Nếu doanh nghiệp muốn tác động như nâng cấp hay tháo dỡ TSCĐ. Trong mục đích để nâng thời gian sử dụng TSCĐ. Ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản. Phải có biên bản trình bày các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để phản ánh, trình bày các công việc đã được doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời tính thời gian sử dụng mới và đăng ký lại với cơ quan quản lý. Mang đến ý nghĩa sử dụng và hiệu quả mới được triển khai.
Quy định thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình:
Do doanh nghiệp tự quyết định trong khoảng thời gian nhà nước quy định. Không quá 20 năm và không dưới 3 năm. Và đảm bảo hiệu quả đối với ý nghĩa sử dụng, khai thác công dụng trong doanh nghiệp.
– Đối với những tài sản được nhà nước giao quản lý mang đến trách nhiệm cho đơn vị. Phải được tính hao mòn hàng năm để xác định giá trị đang thuộc quyền quản lý. Trừ những TSCĐ có tính chất đặc biệt. Quản lý phải thể hiện và tính toán được giá trị trong quyền sử dụng, khai thác tài sản của mình.
Với TSCĐ doanh nghiệp thuê ngoài nhằm mục đích sử dụng tạm thời. Các ý nghĩa trong quyền và nghĩa vụ các bên thực hiện gắn với giá trị thực của TSCĐ. Tuy nhiên bên thuê, bên mượn phản cam kết sử dụng hiệu quả, bảo quản và giữ gìn tài sản.
– Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12. Gắn với ý nghĩa của nội dung báo cáo, trước khi khóa sổ kế toán. Hoặc được thực hiện với các báo cáo thường xuyên trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp. Để quản lý hiệu quả chất lượng của tài sản.
– Các TSCĐ không phải tính hao mòn:
+ TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
+ TSCĐ chưa tính hao mòn đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa.
4. Cách tính hao mòn lũy kế tài sản cố định?
– Mức hao mòn hàng năm diễn ra đối với từng tài sản cố định. Trong đặc thù của loại tài sản dựa trên hao mòn có thể nhanh hay chậm. Được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)
Qua đó, thấy được các hao mòn xác định theo tỷ lệ phần trăm.
– Hàng năm, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của TSCĐ theo công thức:
Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N
Xác định cho thời gian sử dụng thực tế. Thời điểm đầu tiên phải xác định khi tiến hành thuê, mua hay được giao tài sản cố định. Và với thời gian từ đó đến hiện tại, các hao mòn là bao nhiêu.
– Nếu thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. Ảnh hưởng đến phản ánh giá trị thực tế tính trên tài sản hao mòn. Doanh nghiệp phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ. Để nhìn nhận khách quan, chính xác hơn đối với các giá trị và chức năng thực tế bị mất đi. Bên cạnh các giá trị, công dụng và chức năng vẫn còn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp:
Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán / Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ