Hành vi xây dựng cột bê tông trên mặt suối để làm quán. Xử phạt hành vi lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép gây cản trở dòng chảy của suối.
Hành vi xây dựng cột bê tông trên mặt suối để làm quán. Xử phạt hành vi lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép gây cản trở dòng chảy của suối.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện trên địa bàn xã em, xảy ra một trường như sau: Một hộ gia đình có 1 thửa ruộng sát một con suối nhỏ, hiện nay do hạn hán có ít nước chảy,nên hộ gia đình này tự ý xây dựng cột xi măng lấn chiếm hết mặt suối để làm quán trên mặt diện tích của suối, như vậy sẽ bị xử lý ra sao và áp dụng điều khoản nào? Xin luật sư tư vấn giúp em có hướng giải quyết. xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Nghị định 33/2017/NĐ-CP
2. Giải quyết vấn đề
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Điểm i khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 12,
Hành vi chiếm đất của hộ dân đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP
"Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Người có hành vi vi phạm xây dựng công trình không được phép xây dựng còn vi phạm quy định pháp luật về xây dựng, cụ thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 7 Điều 13
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hành vi lấn chiếm mặt suối: 1900.6568
Ngoài ra, nếu việc xây dựng ,san lấp suối gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn nước của các hộ gia đình xung quanh, gây sạt lở sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5, Điều 24 Nghị định 33/2017/NĐ-CP như sau:
– Thu hẹp dưới 20% mặt cắt ngang suối sẽ bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
– San lấp gây thu hẹp từ 20% đến dưới 40% mặt cắt ngang sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
– San lấp gây thu hẹp từ 40% đến dưới 50% mặt cắt ngang suối sẽ bị tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
– San lấp gây hẹp từ 50% mặt cắt ngang suối sẽ bị tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Bạn có thể trình báo hành vi vi phạm nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý hành vi vi phạm.